Tất cả các chuyên mục
Giai đoạn chuẩn bị có thai
Nên dùng que thử thai khi nào để có kết quả chính xác nhất?
Rụng trứng là gì? Dấu hiệu và thời điểm rụng trứng
Khả năng sinh sản
Thụ tinh trong ống nghiệm - Thụ tinh nhân tạo

Thai chưa vào tử cung thử que có lên không?

Trong điều kiện thuận lợi, sau 9 - 12 ngày trứng được thụ tinh thì phôi thai sẽ di chuyển vào tử cung và làm tổ tại đó. Vậy thai chưa vào tử cung thử que có lên không hay thai vào tử cung muộn thì có sao không? Để giải đáp được các thắc mắc trên, hãy cùng Huggies theo dõi qua bài viết này nhé!

>>Tham khảo:

Cách nhận biết thai đã vào tử cung hay chưa?

Để nhận biết thai đã vào tử cung hay chưa, mẹ bầu có thể theo dõi một số dấu hiệu cơ bản và thực hiện kiểm tra y khoa để có kết quả chính xác.

Thai mấy tuần thì vào tử cung?

Sau khi trứng thụ tinh, trong vòng 48 giờ tiếp theo, trứng sẽ nằm trong bóng ống dẫn trứng. Trong giai đoạn này, trứng thụ tinh tiến hành phân chia và hình thành từ 2 đến 8 tế bào.

Cách nhận biết thai đã vào tử cung hay chưa?

Thời gian để phôi vào tử cung thường kéo dài 8-9 ngày (Nguồn: Sưu tầm)

Sau khoảng 10-12 giờ kế tiếp, trứng sẽ di chuyển qua eo tử cung, với sự gia tăng của hormone progesterone giúp cơ tử cung giãn nở, tạo điều kiện cho trứng di chuyển dễ dàng hơn. Từ 3-4 ngày sau khi thụ tinh, phôi sẽ tiếp cận niêm mạc tử cung, bám vào thành tử cung để làm tổ và phát triển. Do đó, thời gian để phôi vào tử cung thường là khoảng 8-9 ngày và có thể kéo dài đến 2 tuần.

Dấu hiệu thai vào tử cung

Các bác sĩ cho biết, không có một dấu hiệu đặc thù nào cho các mẹ bầu biết chắc chắn thai đã vào tử cung mà cần phải kiểm tra tại bệnh viện mới biết chính xác. Tuy nhiên, nếu thai vào tử cung thì cũng có thể gặp một số dấu hiệu mà mẹ bầu có thể tham khảo:

  • Ra máu báo thai: Máu báo thai là máu có màu hồng nhạt hoặc nâu, chảy ra khi thai đã làm tổ tại thành tử cung. Lượng máu thường rất ít, nhỏ giọt, có màu nâu sẫm hoặc hồng nhạt và thường chỉ kéo dài từ 1-2 ngày.
  • Bị chuột rút: Một số mẹ bầu bị chuột rút nhẹ ở vùng bụng dưới hoặc lưng. Chuột rút sẽ diễn ra trong 2 - 3 ngày sau khi thai vào tử cung. Nếu mẹ gặp phải tình trạng chuột rút kéo dài và ảnh hưởng đến sức khỏe, hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa sản để được thăm khám.
  • Đau bụng dưới: Đây là một trong những dấu hiệu nhận biết sớm khi thai đã vào tử cung. Cơn co thắt ở bụng dưới thường nhẹ hơn và ít đau hơn so với cơn đau bụng kinh. Đau bụng dưới khi mang thai có thể kéo dài vài ngày, nếu không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nặng hơn kèm theo co thắt liên tục, hãy đến bác sĩ để được khám và tư vấn.
  • Căng tức ngực: Dấu hiệu căng tức, đau, và mềm ở ngực có thể là tín hiệu cho thấy thai đã vào tử cung. Khi phôi bám vào thành tử cung, nội tiết tố thai kỳ gia tăng, kích thích sự phát triển và giãn nở của các ống tuyến vú, chuẩn bị cho việc tiết sữa sau này. Do đó, nhiều mẹ bầu có thể trải qua triệu chứng đau ngực.
  • Thèm ăn: Dấu hiệu thèm ăn là một trong những biểu hiện rõ ràng khi thai vào tử cung. Trong thời kỳ mang thai, hormone thay đổi có thể làm biến đổi khẩu vị và sở thích ăn uống của phụ nữ. Nhiều chị em có thể thèm những thực phẩm mà trước đây chưa từng thử, hoặc thậm chí không còn thích những món ăn yêu thích trước đây.
  • Bất chợt nóng trong người: Bỗng nhiên cảm thấy nóng, đỏ mặt và đổ mồ hôi kéo dài (khoảng 15 phút) thì đây có thể dấu hiệu thai đã vào tử cung. Thân nhiệt mẹ bầu lúc này thường sẽ tăng từ 0,3 - 0,5oC.
  • Đi tiểu nhiều hơn: Khi thai vào vào tử cung, lượng máu cần cung cấp cho vùng xương chậu tăng khiến áp lực tại bàng quang cũng tăng lên. Điều này cũng là nguyên nhân tại sao phụ nữ mang thai càng về tháng cuối thai kỳ càng đi tiểu nhiều.

Tham khảo:

Dấu hiệu thai vào tử cung

Ra máu báo thai có màu hồng nhạt hoặc nâu là một trong những dấu hiệu thai vào tử cung (Nguồn: Sưu tầm)

Dấu hiệu thai chưa vào tử cung

Bên cạnh những dấu hiệu trên, thì mẹ bầu cũng cần nắm dấu hiệu thai chưa vào tử cung này để có kế hoạch chăm sóc và có phương pháp điều trị kịp thời.

  • Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi

Trước hết, quá trình thụ thai sẽ khiến mẹ bầu bị chậm kinh khoảng 5-10 ngày. Nhưng nếu chậm kinh quá khoảng thời gian trên mà que thử thai vẫn chưa lên 2 vạch thì có thể thai vẫn chưa vào tử cung.

  • Xuất huyết âm đạo nhiều

Một dấu hiệu thai chưa vào tử cung mà chị em cần rất cẩn trọng nếu gặp phải đó xuất huyết âm đạo nhiều, bất thường. Máu lúc này sẽ có màu đỏ sẫm, nâu nhạt hoặc thấy cục máu đông thì mẹ bầu nên cân nhắc đến khả năng mang thai ngoài tử cung. Trong trường hợp này, nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được can thiệp kịp thời.

  • Đau bụng dưới hoặc đau lưng bất thường

Khi thai chưa bám vào tử cung, bụng dưới hoặc lưng sẽ bị căng tức, đau do tử cung nở và mềm ra để chuẩn bị cho trứng thụ tinh làm tổ. Lúc này, mẹ bầu cần nghỉ ngơi và hạn chế vận động để cơ thể bớt mệt mỏi hơn nhé!

Tham khảo:

Dấu hiệu thai chưa vào tử cung

Khi thai chưa bám vào tử cung, bụng dưới hoặc lưng sẽ bị căng tức (Nguồn: Sưu tầm)

Thai chưa vào tử cung thử que có lên không?

Thụ thai thành công là khi trứng gặp tinh trùng và tạo thành hợp tử. Lúc này có thể phôi thai chưa di chuyển vào tử cung để làm tổ nhưng nếu sử dụng que thử thai đúng cách và đúng thời điểm vẫn có thể lên 2 vạch. Từ 7 - 10 ngày chậm kinh chính là thời điểm lý tưởng để chị em có thể thử thai và có kết quả chính xác.

Tham khảo:

Thai chưa vào tử cung thử que có lên không?

Thai chưa di chuyển vào tử cung nhưng thử đúng cách, đúng thời điểm vẫn có thể lên 2 vạch (Nguồn: Sưu tầm)

Tại sao thai chưa vào tử cung?

Như chia sẻ ở trên, trong điều kiện thuận lợi, sau 9 - 12 ngày trứng được thụ tinh thì phôi thai sẽ di chuyển vào tử cung và làm tổ tại đó. Nhưng mỗi tình trạng của mỗi bà bầu sẽ có những thời gian khác nhau, có khi sẽ mất tới 12 - 14 ngày để phôi thai làm tổ tại tử cung của người mẹ.

Thậm chí có những trường hợp phôi thai di chuyển sang những khu vực khác ngoài tử cung, đây được gọi là mang thai ngoài tử cung. Vì thế, chị em cần theo dõi các dấu hiệu bất thường để thử thai và tới bệnh viện làm các kiểm tra cần thiết khi đã 2 vạch.

Tham khảo: Ra nhiều huyết trắng khi mang thai tháng đầu có sao không?

Tại sao thai chưa vào tử cung?

Phôi thai di chuyển sang những khu vực khác (Nguồn: alosuckhoe)

Tại sao thử que 2 vạch nhưng thai chưa vào tử cung?

Sau khi thụ tinh, trong khoảng 9 - 12 ngày trứng cần phải đến làm tổ ở tử cung. Tuy nhiên, mẹ có thể dễ sảy thai và gặp các biến chứng sản khoa khi thuộc những trường hợp dưới đây.

Bất thường của vòi trứng, ống dẫn trứng

Những bất thường ở ống dẫn trứng hoặc vòi trứng như hẹp, nhỏ hoặc có sẹo do phẫu thuật. Điều này sẽ khiến quá trình trứng di chuyển đến tử cung thì gặp trở ngại hoặc không thể di chuyển vào tử cung.

Xem thêm: Chỉ Số Tiểu Đường Thai Kỳ Bao Nhiêu Là An Toàn Và Nguy Hiểm?

Bất thường của vòi trứng, ống dẫn trứng

Bất thường ở ống dẫn trứng hoặc vòi trứng (Nguồn: Sưu tầm)

Đây là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiếm muộn ở phụ nữ. Nếu cả hai ống dẫn trứng đều bị tắc hoàn toàn, việc mang thai tự nhiên trở nên rất khó khăn. Trong trường hợp chỉ tắc một phần, khả năng mang thai vẫn có nhưng nguy cơ chửa ngoài tử cung rất cao.

Mang thai ngoài tử cung

Các trường hợp mang thai ngoài tử cung có thể xảy ra nếu bạn chậm kinh quá 14 ngày và và thấy kết quả thử thai 2 vạch trên que thử thai. Kết quả siêu âm thai lúc này vẫn chưa thấy túi thai trong tử cung thì khả năng cao là mang thai ngoài tử cung.

Nếu bạn gặp phải một trong hai trường hợp trên, thì hãy tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn. Điều này sẽ giúp chị em tránh những biến chứng thai kỳ gây hậu quả về sức khỏe sinh sản.

Xem thêm: Tiền sản giật là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung (Nguồn: suckhoe123.vn)

Mang thai trứng

Mang thai trứng là một bệnh lý liên quan đến tế bào nuôi, xảy ra khi các gai rau bị thoái hóa hoặc phù nề, tạo thành các túi dịch kết nối thành từng chùm. Đây là trường hợp hiếm gặp và thường phát triển ngoài tử cung. Nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời, bệnh có thể gây thủng cơ tử cung, dẫn đến băng huyết và thậm chí có nguy cơ tiến triển thành ung thư.

Do sử dụng một số loại thuốc

Que thử thai hiện hai vạch nhưng siêu âm không phát hiện thai có thể xuất phát từ tác dụng của một số loại thuốc như thuốc chống động kinh, thuốc lợi tiểu, hoặc thuốc trị ung thư. Những loại thuốc này có thể làm thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể, dẫn đến kết quả không chính xác khi thử thai.

Ngoài ra, sự xuất hiện của máu hoặc chất cặn trong nước tiểu cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả của que thử thai, gây ra sai lệch.

Tham khảo thêm: Lạc nội mạc tử cung là gì? Ảnh hưởng khi mang thai

Mẹ bầu cần làm gì khi thai chưa vào tử cung?

Bạn nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu thai chưa vào tử cung như ở trên. Kết quả siêu âm ở tuần thứ 6 cũng chưa thấy thai ở trong buồng tử cung. Lúc này bạn cần:

  • Siêu âm đầu dò: Phương pháp siêu âm đầu dò giúp xác định chính xác vị trí của thai nhi, đặc biệt khi siêu âm qua bụng không cung cấp kết quả rõ ràng. Bác sĩ sẽ sử dụng đầu dò nhỏ đưa qua đường âm đạo để kiểm tra xem thai nhi phát triển trong tử cung hay ngoài tử cung.
  • Hạn chế làm việc nặng: Trong thời điểm này, mẹ nên ưu tiên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và tránh các hoạt động nặng nhọc hoặc vận động quá sức. Đặc biệt, cần tránh những hoạt động có thể tạo áp lực lớn lên vùng bụng.
  • Giữ tâm trạng thoải mái: Thai chưa vào tử cung không phải tình trạng hiếm gặp nên mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng mà hãy giữ tâm trạng thoải mái. Bên cạnh đó, mẹ bầu nhớ bổ sung thực phẩm cần thiết để thúc đẩy thai nhanh vào tử cung.
  • Xây dựng chế độ ăn cho bà bầu khoa học: Việc bổ sung thực phẩm hỗ trợ sức khỏe niêm mạc tử cung và nâng cao nồng độ hormone estrogen có thể giúp thai nhi di chuyển vào tử cung một cách nhanh chóng hơn. Mẹ có thể xem xét thêm các thực phẩm như hạt hướng dương, dầu dừa, bí ngô, hạt macca, cá hồi, cải xoăn, cải xanh, ngũ cốc và trái cây cho bà bầu để cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của bé yêu.

Cần làm gì khi phát hiện mang thai ngoài tử cung?

Khi phát hiện mang thai ngoài tử cung thì thai phụ cần gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị sớm. Bác sĩ sẽ xem xét nên điều trị nội khoa hay ngoại khoa tùy thuộc vào thể bệnh và các biểu hiện lâm sàng của thai phụ.

  • Điều trị nội khoa: Điều trị nội khoa (tiêm thuốc) áp dụng trong trường hợp khối phôi có kích thước dưới 3,5cm, không thấy nhịp tim thai nhi, huyết động học ổn định và nồng độ βhCG (hormone tạo thành từ nhau thai) dưới 5000 mIU/ml.
  • Điều trị ngoại khoa: Là phẫu thuật được bác sĩ chỉ định trong trường hợp bệnh nhân tuần hoàn không ổn định, có dấu hiệu shock do vỡ, dọa vỡ,… Thai phụ có các bệnh nội khoa kết hợp như suy giảm miễn dịch, suy thận, suy giảm miễn dịch, βhCG lớn hơn 5000 mIU/ml, siêu âm nhiều dịch ổ bụng. Điều trị ngoại khoa cũng áp dụng với người bệnh dị ứng với Methotrexat hoặc không đáp ứng điều trị Methotrexat.

Để thai nhi diễn ra an toàn, khỏe mạnh, khi có các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung, mẹ bầu cần tới khoa sản để được thăm khám kịp thời. Nhằm phát hiện các nguy cơ, từ đó bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán và xử lý phù hợp.

>>> Xem thêm:

Cần làm gì khi phát hiện mang thai ngoài tử cung?

Khi phát hiện mang thai ngoài tử cung cần gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị (Nguồn: Sưu tầm)

Những câu hỏi thường gặp

Thai chưa vào tử cung có bị sảy không?

Tình trạng thai mới hình thành chưa kịp vào tử cung đã sảy, có thể xảy ra trong tháng đầu tiên của thai kỳ. Đây là trường hợp sảy thai tự nhiên, mẹ sẽ thấy ra máu hoặc có thể kèm theo túi thai ra ngoài.

Trường hợp này không quá nguy hiểm nhưng chị em vẫn cần phải thăm khám tại cơ sở y tế để tránh những ảnh hưởng sinh sản về sau và có hướng cải thiện tốt nhất. Bên cạnh đó, nữ giới cần dành thời gian để tĩnh dưỡng, nghỉ ngơi, nhanh chóng phục hồi sức khỏe trong trường hợp này.

Thai vào tử cung muộn nhất là bao lâu?

Thời gian thai vào tử cung ở nữ giới là không giống nhau, nó còn tùy thuộc vào nhiều nhiều yếu tố như sức khỏe, thể trạng, cơ địa của mỗi người. Nếu thai phụ có sức khỏe tốt thì thai sẽ vào tử cung tầm khoảng 9 ngày sau khi thụ thai. Một số trường hợp khác có thể do cơ địa nên cần mất nhiều thời gian hơn, khoảng 12 đến 14 ngày và muộn nhất là 15-16 ngày (khoảng 2 tuần).

Que hiện 1 vạch đậm 1 vạch mờ thai đã vào tử cung chưa?

Nếu que thử thai 1 vạch mờ và 1 vạch đậm, có thể cho thấy thai vẫn chưa di chuyển vào tử cung. Tình trạng này thường xảy ra khi thai chỉ mới bắt đầu hình thành, dẫn đến hiện tượng que thử thai cho kết quả như vậy.

Thai chưa vào tử cung siêu âm đầu dò có thấy không?

Rất có thể bạn sẽ không thấy thai qua siêu âm nếu thai chưa di chuyển vào tử cung. Hiện tượng siêu âm đầu dò không phát hiện thai nhưng que thử vẫn hiện 2 vạch là tình trạng phổ biến và thường gặp. Do đó, các chị em không cần quá lo lắng khi gặp trường hợp này.

Hy vọng những thông tin trên đây giúp mẹ biết được trường hợp thai chưa vào tử cung thử que có lên không. Bên cạnh đó, mẹ cũng biết thêm những dấu hiệu khác để sớm xác định được những vấn đề của thai kỳ. Mẹ có thể tham khảo thêm các bài viết ở chuyên mục Mang thai của Huggies hoặc Góc chuyên gia để biết thêm những cẩm nang giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

Xem thêm các bài viết liên quan:

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;
var delay = function (elem, callback) { var timeout = null; elem.onmouseover = function() { // Set timeout to be a timer which will invoke callback after 1s timeout = setTimeout(callback, 5000); }; elem.onmouseout = function() { // Clear any timers set to timeout clearTimeout(timeout); }; }; delay(document.getElementById("#weekscarousel-thumbs > div > div > li.slick-slide"), function() { dataLayer.push({ "event":"elementHover" }); });