MỤC LỤC BÀI VIẾT
Mang thai là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng chậm kinh nguyệt ở chị em phụ nữ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trễ kinh không do có thai mà có thể là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác như thai trứng. Hãy cùng Huggies tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai trong bài viết này nhé!
>> Tham khảo thêm:
Như thế nào gọi là trễ kinh?
Ở mỗi người phụ nữ sẽ có sự khác biệt về chu kỳ kinh nguyệt, có thể nói cách khác là chu kỳ kinh nguyệt mang tính chất cá nhân hóa. Để đánh giá một chu kỳ kinh nguyệt có bình thường hay không thì cần dựa vào các yếu tố như khoảng thời gian hành kinh, chu kỳ kinh nguyệt, tính chất máu kinh, các triệu chứng khác kèm theo trước và trong thời gian hành kinh.
Thời gian của một chu kỳ hành kinh thường là 28 - 30 ngày nhưng khi chu kỳ ngắn hơn (21 ngày) hoặc kéo dài đến 32 - 35 ngày thì vẫn là bình thường. Chỉ khi chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới vượt quá 35 ngày mới được xem là hiện tượng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai (hay còn gọi là chậm kinh).
Tham khảo thêm:
Chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới vượt quá 35 ngày được xem là trễ kinh (Nguồn: Sưu tầm)
Làm thế nào để biết trễ kinh nhưng không phải có thai?
Không có máu báo thai
Trong quá trình thai làm tổ sẽ khiến các mạch máu trong tử cung vỡ ra và xuất hiện chảy máu âm đạo hay còn gọi là máu báo thai. Đặc điểm của máu báo thai là có màu hồng nhạt hoặc nâu sẫm, ra máu ít và chỉ ra trong khoảng 1 - 2 ngày. Nếu phụ nữ có kinh nguyệt không đều nhưng máu âm đạo không có dấu hiệu như trên thì đó là trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai.
Tham khảo thêm:
Máu báo thai thường có màu hồng nhạt hoặc nâu sẫm (Nguồn: Sưu tầm)
Không có các triệu chứng do thai nghén
Tham khảo thêm:
Không có các dấu hiệu buồn nôn có thể được xem là trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai (Nguồn: Sưu tầm)
Que thử thai cho kết quả không có thai
Khi thai làm tổ trong tử cung sẽ tiết ra hormone HCG và cơ chế hoạt động của que thử thai là phát hiện sự hiện diện của hormone này trong nước tiểu nữ giới. Nếu sau một vài tuần trễ kinh và que thử thai 1 vạch thì có nghĩa chị em phụ nữ trễ kinh không có dấu hiệu mang thai. Lúc này, chị em cần nghĩ đến những nguyên nhân khác gây trễ kinh và đi khám bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm:
Que thử thai cho kết quả âm tính thì có nghĩa không mang thai (Nguồn: Sưu tầm)
Nguyên nhân trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai
Tăng, giảm cân một cách đột ngột
Việc tăng, giảm cân đột ngột có thể làm mất cân bằng hệ nội tiết, dẫn đến hiện tượng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai . Tuy nhiên, vấn đề này có xu hướng sẽ ổn định trở lại theo thời gian.
Sử dụng nhiều chất kích thích
Việc thường xuyên sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, cafe,... là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng không cân đối cũng dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều.
Tham khảo thêm: Chuẩn bị mang thai nên & không nên ăn gì? Uống thuốc gì?
Sử dụng các chất kích thích là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt (Nguồn: Sưu tầm)
Tác dụng phụ của thuốc
Nếu chị em phụ nữ sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc tránh thai trong thời gian dài sẽ gây rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, gây ức chế quá trình rụng trứng, dẫn đến tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai.
Do lo lắng, căng thẳng, stress kéo dài
Khi bạn lo lắng, căng thẳng hay stress vì một vấn đề nào đó, não sẽ gửi tín hiệu đến hệ thống nội tiết để tăng giải phóng hormone giúp cơ thể điều hòa và thích ứng. Những hormone này sẽ tập trung năng lượng, tinh thần cho chức năng sinh tồn và ngăn chức năng cơ thể không cần thiết, Vì thế mà chức năng sinh sản cũng bị ảnh hưởng, gây rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
Căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt (Nguồn: Sưu tầm)
Mắc bệnh phụ khoa
Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang sẽ có sự rối loạn nội tiết gây nên hiện tượng trễ kinh, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lẫn ngoại hình. Ngoài ra, các vấn đề sức khỏe về tuyến giáp cũng thường ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới, một số có ít kinh, một số nhiều hoặc có thể tắt kinh hoàn toàn.
Tham khảo thêm: Mối quan hệ giữa thụ thai và chu kỳ rụng trứng
Thời kỳ mãn kinh
Trước thời kỳ mãn kinh thường có một giai đoạn chuyển tiếp được gọi là tiền mãn kinh. Quá trình này có những dấu hiệu nhận biết sau đây:
Tham khảo thêm:
Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai có nguy hiểm không?
Tham khảo thêm:
Cần làm gì khi trễ kinh mà không có thai?
Nếu bạn sử dụng que thử thai nhưng kết quả âm tính thì hãy đợi một vài ngày và kiểm tra lại lần nữa. Khi chắc chắn tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai , hãy khám sản phụ khoa sớm để được xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân và được tư vấn các biện pháp khắc phục.
Tùy từng nguyên nhân mà bệnh nhân có thể điều trị tại bệnh viện, uống thuốc hoặc đơn giản là thực hiện lối sống lành mạnh hơn. Nữ giới cần lưu ý những điều sau:
Tham khảo thêm:
Tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe (Nguồn: Sưu tầm)
Biết được những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai giúp chị em phụ nữ hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình. Duy trì kinh nguyệt đều đặn là điều rất cần thiết để cơ thể khỏe mạnh và sẵn sàng mang thai bất cứ lúc nào mà bạn muốn. Hy vọng, những chia sẻ của Huggies đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu có thắc mắc gì, bạn đừng quên truy cập chuyên mục Thụ Thai hoặc gửi câu hỏi đến Góc chuyên gia nhé!
Tham khảo thêm: