Tất cả các chuyên mục
Giai đoạn chuẩn bị có thai
Nên dùng que thử thai khi nào để có kết quả chính xác nhất?
Rụng trứng là gì? Dấu hiệu và thời điểm rụng trứng
Khả năng sinh sản
Thụ tinh trong ống nghiệm - Thụ tinh nhân tạo

Nguyên nhân thai vào tử cung chậm và cách xử lý

Sau khi trứng gặp tinh trùng sẽ tiến vào tử cung để làm tổ vào thành tử cung. Tuy nhiên quá trình này cần một khoảng thời gian nhất định. Nguyên nhân thai vào tử cung chậm rất có thể do cơ địa hoặc sự bất thường của vòi trứng hay ống dẫn trứng, thậm chí nguy hiểm hơn là do sản phụ có thai ngoài tử cung. Trong bài viết sau, mẹ bầu hãy cùng Huggies tìm hiểu chi tiết về các nguyên nhân thai vào tử cung chậm và dấu hiệu thai vào tử cung thành công.

Tham khảo thêm: Thai chậm phát triển trong tử cung và cách phòng ngừa

Thai vào tử cung muộn nhất là bao lâu?

Sau khi kết thúc quá trình thụ tinh khoảng 3 đến 4 ngày., trứng thụ tinh sẽ đến niêm mạc trong buồng tử cung và gắn vào đó khi đang ở giai đoạn 8 – 16 tế bào. Sau đó, phôi thai sẽ tiếp tục phát triển trong buồng tử cung đến khi đủ tháng.

Trên thực tế, phôi thai bắt đầu di chuyển từ ống dẫn trứng đến tử cung để làm tổ trong khoảng từ 10 – 13 ngày. Sự di chuyển này sẽ gây ra hiện tượng chậm kinh ở phụ nữ trong từ 3 -5 ngày. 

Tham khảo thêm: Quá trình thụ thai và chuẩn bị trước khi mang thai

Tuy nhiên không ít các trường hợp, thời gian thai vào tử cung mất hơn 13 ngày và chính vì lẽ đó mà thời gian chậm kinh của chị em có thể kéo dài từ 5 - 10 ngày. Sau khoảng thời gian này, mẹ có thể sử dụng que thử thai để test hoặc đi siêu âm có thể thấy được hình ảnh của thai trong tử cung. 

Tất nhiên vẫn có trường hợp không thể phát hiện được thai nhi khi siêu âm, điều này khiến cho mẹ bầu vô cùng lo lắng. Theo các y bác sĩ nguyên nhân thai vào tử cung chậm là do chênh lệch tuổi thai từ 1 - 2 tuần so với thực phát triển của thai nhi. Xét nghiệm Beta hCG sẽ giúp mẹ có thể phát hiện được trong máu và trong nước tiểu sau khoảng 14 ngày kể từ sau khi thụ tinh.

Tham khảo thêm: Chậm kinh bao lâu thì thai vào tử cung? 8 Dấu hiệu nhận biết

Thai vào tử cung muộn nhất là bao lâu

Thai vào tử cung muộn nhất khoảng 13 ngày kể từ khi thụ tinh (Nguồn: Sưu tầm)

Nguyên nhân thai vào tử cung chậm phổ biến

Có rất nhiều nguyên nhân thai vào tử cung chậm khiến chị em phụ nữ lo lắng. Nếu không phát hiện sớm và theo dõi tình hình kịp thời thì hiện tượng này rất có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Do cơ địa

Một trong những nguyên nhân thường gặp gây nên hiện tượng thai vào tử cung chậm là do cơ địa của mẹ bầu. Mỗi mẹ bầu sẽ có cơ địa khác nhau, điều này có nghĩa là thời gian thai vào tử cung cũng khác nhau. Theo nghiên cứu, thông thường phôi sẽ bắt đầu di chuyển từ ống dẫn trứng đến tử cung để làm tổ trong khoảng 10 – 13 ngày. Chính sự di chuyển mà chị em sẽ có hiện tượng chậm kinh từ 3 – 5 ngày. Nhưng do cơ địa khác nhau, nên không phải mẹ bầu nào cũng có quy trình thai vào tử cung chính xác như trên.

Bất thường vòi trứng, ống dẫn trứng

Nhiều trường hợp mẹ bầu đã từng tiến hành phẫu thuật vòi trứng hoặc ống dẫn trứng. Điều này cũng có thể khiến ống dẫn trứng bị hẹp, nhỏ lại, hoặc có những chướng ngại vật khác, gây cản trở cho quá trình di chuyển của phôi thai vào tử cung, Chính vì thế thai vào tử cung sẽ bị chậm trễ hơn những mẹ bầu có cấu tạo vòi trứng và ống dẫn trứng bình thường.

Thai ngoài tử cung

Đây là một trong những nguyên nhân thai vào tử cung chậm nguy hiểm nhất. Trường hợp này xảy ra có thể là do trong quá trình di chuyển phôi thai gặp phải một sự cản trở nào đó tại vòi trứng và ống dẫn trứng khiến không thể di chuyển thành công vào thành tử cung. Lúc này thai không làm tổ được trong buồng tử cung mà nằm ở vị trí bên ngoài như vòi tử cung hay buồng trứng.

Nếu chị em thấy bản thân có dấu hiệu trễ kinh kéo dài đến 20 ngày mà khi siêu âm lại không có dấu hiệu của thai nhi, túi thai chưa nằm trong tử cung thì khả năng cao là chị em đã chửa ngoài tử cung. Ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ thai ngoài tử cung, hãy đến ngay với bệnh viện để được xét nghiệm và xử lý kịp thời.

Mang  thai ngoài tử cung rất nguy hiểm vì lúc này thai không được buồng tử cung bảo vệ. Sau một thời gian khi thai lớn, túi thai sẽ bị vỡ khiến máu chảy ồ ạt vào ổ bụng gây nguy hiểm đến tính mạng cả mẹ bầu.

Các nguyên nhân thai vào tử cung chậm phổ biến nhất

 

Có nhiều yếu tố gây ra nguyên nhân thai vào tử cung chậm (Nguồn: Sưu tầm)

Dấu hiệu thai vào tử cung thành công

Cách để biết thai có vào tử cung thành công hay không thường phải đi siêu âm thì mới có thể chắc chắn được. Thế nhưng, mẹ bầu vẫn có thể cảm nhận được điều đó bằng một số dấu hiệu nhận biết sau:

  • Ra huyết âm đạo: Khi thai đã cấy ghép vào niêm mạc tử cung thành công sẽ gây hiện tượng chảy máu ở âm đạo.
  • Tăng nhẹ nhiệt độ cơ thể: Tác động của nội tiết tố tăng cao ở  giai đoạn đầu thai kỳ làm cho thân nhiệt của mẹ tăng nhẹ, từ 0.3 – 0.5 độ C.
  • Hai bầu vú căng tức: Sau quá trình thụ thai và làm tổ tại tử cung, nội tiết tố tăng cao sẽ kích thích tuyến vú phát triển. Vú sẽ có hiện tượng giãn ra chuẩn bị cho việc tiết sữa gây căng tức.
  • Ngoài ra một số các dấu hiệu khác để mẹ có thể nhận biết thai vào tử cung như mệt mỏi, chuột rút ở bụng dưới, tiểu nhiều lần, buồn nôn, ốm nghén…

Từ ngày thứ 9 sau khi thấy có dấu hiệu chậm kinh. Mẹ nên đến thăm khám tại các bệnh viện phụ sản để siêu âm để biết thai nhi đã vào tử cung hay chưa một cách chính xác hơn.

Tham khảo thêm: 

Dấu hiệu của thai vào tử cung là gì

Từ thời điểm chậm kinh đến khoảng ngày thứ 9, mẹ bầu có thể xuất hiện các dấu hiệu thai vào tử cung (Nguồn: Sưu tầm)

Khi thai chưa vào tử cung nên làm gì? Cách giúp thai vào tử cung

Sau thời gian quá trình thụ tinh và làm tổ diễn ra mà thai vẫn chưa vào tử cung thì mẹ cũng đừng nên quá lo lắng. Vì khả năng lớn là do thai vào tử cung chậm. Hãy xem xét các nguyên nhân thai vào tử cung chậm và đến bệnh viện để xét nghiệm và nhận tư vấn từ các chuyên gia.

Để giúp cho quá trình thai vào tử cung diễn ra thuận lợi, mẹ cần ăn uống đủ chất và có thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt, mẹ cần bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ như cải xanh, hạt lạnh,... Điều này giúp mẹ thúc đẩy nồng độ estrogen và cải thiện chức năng chuyển hóa và tiêu hóa. Đồng thời mẹ cũng nên sử dụng nhiều loại thực phẩm giúp thúc đẩy sự phát triển của hormone như gan cá tuyết, quả macca,...

Bên cạnh đó mẹ cần ưu tiên sử dụng các loại thức ăn có khả năng làm tăng nhiệt độ cơ thể. Việc này giúp ích cho việc làm ấm tử cung, tạo điều kiện thuận lợi để thai nhi hình thành và phát triển. Không nên để bản thân phải suy nghĩ nhiều, tránh lo âu căng thẳng. Bởi vì khi căng thẳng sẽ khiến cơ thể tiết ra các hormone không tốt cản trở việc thụ thai.

Tham khảo thêm: 

Mẹ bầu nên làm gì khi thai chưa vào tử cung

Mẹ cần có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để quá trình thai vào tử cung diễn ra thuận lợi (Nguồn: Sưu tầm)

Thai vào tử cung bao lâu thì có tim thai?

Ban đầu trái tim phát triển từ dạng ống đơn giản, sau đó sẽ xoắn và phân chia rồi cuối cùng sẽ bắt đầu hình thành tim thai. Thường là sau khoảng 22 ngày kể từ khi thụ thai thì tim thai của trẻ đã bắt đầu hình thành. Đến tuần thứ 6 hoặc tuần thứ 7 của thai kỳ, tim thai đã có rõ rệt hơn. Bằng kỹ thuật siêu âm hiện đại, mẹ có thể nghe được nhịp đập tim của thai nhi.

Tất nhiên có trường hợp phải đến tuần thứ thứ 8 - 10 mới có thể nghe thấy tim thai. Điều này còn tùy thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt và sự phát triển của phôi thai.

Nhịp đập của tim thai sẽ ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn. Bạn có thể cảm nhận được nhịp tim của trẻ bằng cách ngồi im và ghé tay vào bụng mẹ. Khi tim thai càng to chứng tỏ thai nhi phát triển rất khỏe mạnh. Trong giai đoạn mang thai cần đảm bảo đảm chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu thật tốt, có thời gian sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý để chờ đón ngày thiên thần nhỏ đến với mình. 

Tham khảo thêm: 

Thai vào tử cung bao lâu thì có tim thai

Với kỹ thuật siêu âm hiện đại, mẹ bầu dễ dàng nghe được nhịp đập tim thai của bé (Nguồn: Sưu tầm)

Phía trên là những nguyên nhân thai vào tử cung chậm mà mẹ nên biết. Hãy tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích về sinh conchăm sóc bé tại Huggies. Mẹ cũng đừng quên truy cập Góc chuyên gia để tham khảo các lời khuyên từ bác sĩ, chuyên gia nhé!

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;