Tất cả các chuyên mục
Giai đoạn chuẩn bị có thai
Nên dùng que thử thai khi nào để có kết quả chính xác nhất?
Rụng trứng
Khả năng sinh sản
Thụ tinh trong ống nghiệm - Thụ tinh nhân tạo

Thụ tinh nhân tạo IUI là gì và quy trình thực hiện

Tìm hiểu về phôi cho thụ tinh trong ống nghiệm

Thụ tinh nhân tạo IUI mang đến hy vọng đậu thai cho những gia đình hiếm muộn và mong con. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu thụ tinh nhân tạo IUI là gì, quy trình thụ tinh nhân tạo ra sao. Cùng Huggies và chuyên gia Bùi Thị Thu Hà tìm hiểu chi tiết về vấn đề thụ tinh nhân tạo trong bài viết dưới đây nhé!

Tham khảo: Tư thế ngủ tốt cho bà bầu

Thụ tinh nhân tạo IUI là gì?

Thụ tinh nhân tạo IUI là phương pháp đơn giản nhất, phổ biến nhất trong hỗ trợ sinh sản hiện nay, được tiến hành bằng cách chọn lọc tinh trùng khỏe nhất của người chồng, sau đó bơm vào buồng tử cung của người vợ ở thời điểm rụng trứng, nhằm tăng khả năng đậu thai cho những cặp vợ chồng bị hiếm muộn .

Tỷ lệ thành công của phương pháp này chỉ đạt khoảng 20% (tỉ lệ chung từ 6 – 26%).

Tham khảo: Các mốc khám thai quan trọng nhất mẹ bầu cần biết

Thụ tinh nhân tạo được chỉ định cho những trường hợp nào?

Làm IUI thường được áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Tinh trùng chồng yếu nhẹ về số lượng và chất lượng, kháng thể kháng tinh trùng
  • Vô sinh do bất thường ở cổ tử cung
  • Dính nhẹ vùng chậu, ví dụ do lạc nội mạc tử cung nhẹ
  • Tinh trùng yếu, ít; cổ tử cung yếu
  • Vô sinh không rõ nguyên nhân
  • Bơm tinh trùng vào buồng tử cung được áp dụng trong điều trị vô sinh từ lâu, là biện pháp đầu tay trong điều trị vô sinh với điều kiện bắt buộc là người vợ ít nhất phải có một trong hai vòi trứng thông tốt và chu kỳ đó phải có trứng rụng.

Tham khảo: Ngôi thai là gì? Ngôi thai đầu là gì? Ngôi mông là gì?

Điều kiện thực hiện thụ tinh nhân tạo

  • Người vợ có tử cung (giúp trứng thụ tinh có nơi làm tổ), buồng trứng bình thường và ít nhất một vòi trứng không bị tắc
  • Chồng: có tinh trùng đạt một tiêu chuẩn nhất định

    Các trường hợp chuyển từ thụ tinh nhân tạo IUI sang thụ tinh ống nghiệm IVF

    Bệnh nhân sẽ được tư vấn phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, có hay không kèm các kỹ thuật liên quan như tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI), phẫu thuật lấy tinh trùng (PESA/ MESA), trưởng thành trứng trong ống nghiệm (IVM), kỹ thuật hỗ trợ thoát màng…trong các trường hợp sau:

  • IUI nhiều lần thất bại
  • Chồng: tinh trùng yếu nhiều, ít tinh trùng, tinh trùng dị dạng
  • Vợ: tắc vòi trứng 2 bên
  • Lớn tuổi (≥ 40 tuổi)

    Tham khảo: Quy trình thụ tinh ống nghiệm IVF và những điều cần biết

    Tỷ lệ thành công thụ tinh trong ống nghiệm  trung bình khoảng 40-45%.

    Nên thực hiện thụ tinh nhân tạo khi nào?

    Thời gian IUI tuỳ thuộc vào thời điểm tiêm hCG. IUI thường được chỉ định thực hiện 2 lần sau khi cho hCG 24 và 48 giờ, hoặc 1 lần vào 34 – 40 giờ.

    Tham khảo: Cách chữa mất ngủ khi mang thai mẹ bầu cần biết

    Quy trình thụ tinh nhân tạo IUI

  • Ngày 2 hoặc ngày 3 của chu kỳ kinh: vợ được dùng thuốc kích thích buồng trứng.
  • Ngày 6 – 7 của chu kỳ kinh: siêu âm để đánh giá tình trạng đáp ứng của buồng trứng, qua đó bác sĩ điều chỉnh thuốc và hẹn ngày siêu âm tiếp theo.
  • Khi có nang noãn đã “chín” (18-22 mm): vợ được tiêm thuốc rụng trứng. Sau 36 – 40 giờ kể từ khi tiêm thuốc rụng trứng, việc bơm tinh trùng vào tử cung người vợ được tiến hành.
  • Ngày làm thụ tinh nhân tạo IUI:
  • Chồng được chỉ định lấy tinh dịch để bệnh viện lọc rửa, chọn tinh trùng di động tốt. Có 2 cách lấy tinh trùng để IUI: Chồng có thể lấy tinh trùng bằng tay tại bệnh viện. Nếu gặp khó khăn nên gặp Bác sĩ để được tư vấn thêm. Lấy tinh trùng tại nhà, nếu lấy tại nhà thì nên mang đến Bệnh viện trong vòng từ 30 – 60 phút sau khi lấy.
  • Vợ:
  • Bơm tinh trùng của chồng vào tử cung của người vợ.
  • Người vợ nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 15 phút.
  • Về nhà, người vợ vẫn có thể làm việc bình thường nhưng hạn chế hoạt động mạnh để hỗ trợ việc thụ thai thành công và thai sau đó phát triển tốt.
  • 2 tuần sau, người vợ đến bệnh viện kiểm tra có thai hay không. Nếu có thai sẽ tiến hành dưỡng thai, khám thai định kỳ. Trường hợp chưa có thai, hai vợ chồng sẽ được hướng dẫn giao hợp tự nhiên trong chu kỳ sau. Sau 2-3 tháng quay lại thực hiện IUI lần kế tiếp hay chuyển qua IVF.

Tham khảo: Thai trứng (chửa trứng)

Mẹ mang thai sau khi thụ tinh nhân tạo

Thụ tinh nhân tạo IUI có rủi ro gì?

Phương pháp IUI tiềm ẩn khá nhiều những rủi ro như sau:

  • Hội chứng quá kích buồng trứng: do kích trứng bằng Gonadotropin có thể làm cho 10- 20% bệnh nhân bị hội chứng quá kích buồng trứng. Tình trạng này có thể hồi phục nhanh mà không cần can thiệp gì cả. Tuy nhiên sẽ có khoảng 1% trong số các trường hợp sử dụng rơi vào tình trạng dạng nặng của hội chứng này và cần phải nhập viện.
  • Đa thai: mang thai sinh đôi, sinh ba do sử dụng phương pháp IUI, ảnh hưởng đến quá trình mang thai và chăm sóc thai kì của người mẹ.
  • Nguy cơ bị nhiễm trùng: nhiễm trùng tử cung và vòi trứng do đưa vi khuẩn từ ngoài vào hay vi khuẩn từ âm đạo vào buồng tử cung trong thực hiện kỹ thuật. Do đó, khâu vô trùng và khám, điều trị các viêm nhiễm trước IUI là vô cùng quan trọng.

Tham khảo: Ra khí hư/huyết trắng khi mang thai

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Mang thai hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia để được tư vẫn kỹ càng hơn mẹ nhé.

Ảnh bác sĩ Bùi Thị Thu Hà

BS. Bùi Thị Thu Hà

Với thâm niên 20 năm trong lĩnh vực sản phụ khoa, 11 năm trong việc tư vấn tiền thai sản, Bs. Bùi Thị Thu Hà hiện là bác sỹ chuyên khoa chăm sóc tiền sản của bệnh viện Từ Dũ TP.HCM và là thành viên trong đội ngũ Chuyên gia HUGGIES® sẽ giải đáp những thắc mắc của Mẹ.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;