MỤC LỤC BÀI VIẾT
Bài viết nhện được sự tư vấn y khoa của Bác sĩ Nội nhi tại bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM - Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh.
Cân nặng của trẻ sơ sinh là một trong những yếu tố quan trọng mà bác sĩ sử dụng để đánh giá sự phát triển của bé hoặc tìm ra những mối lo ngại tiềm ẩn. Vậy trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào mới là đúng theo tiêu chuẩn của WHO? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Huggies nhé!
Trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào là đúng tiêu chuẩn?
Trong tuần đầu tiên khi vừa chào đời, trẻ sơ sinh có hiện tượng sụt cân sinh lý. Tuy nhiên, khi bước sang tuần 2 - 3, cân nặng của trẻ sơ sinh sẽ lại tăng đều và có sự bứt phá một cách ngoạn mục. Vậy nên nếu con có đột nhiên giảm cân, hoặc tăng cân chậm hơn so với bạn bè đồng lứa, mẹ cũng không cần quá lo nhé vì nó không đi ngược lại tiêu chuẩn tăng cân của trẻ sơ sinh.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới - WHO và trang breastfeeding, sự tăng trưởng của các bé sơ sinh bú mẹ được xem là bình thường thông qua các tiêu chí sau:
Tuy nhiên, những thông số trên chỉ mang tính tham khảo thôi. Vì mỗi bé sẽ có một nhịp độ phát triển khác triển khác nhau nên tốc độ tăng cân của trẻ sơ sinh cũng không thể giống nhau hoàn toàn được.
Dựa theo bảng cân nặng tiêu chuẩn của WHO để xem xét tình trạng tăng cân của bé (Nguồn: Sưu tầm)
>>> Tham khảo thêm: Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo tuần
Mức tăng cân của trẻ sơ sinh qua các tháng theo WHO
Thông thường sau khi sinh, cân nặng của bé sẽ giảm xuống như là một cơ chế tự động để trẻ thích nghi với quá trình bú sữa mẹ. Vì thế, ba mẹ cũng đừng quá lo lắng khi cân nặng của trẻ sơ sinh giảm sút trong tuần đầu tiên nhé!
Mỗi bé sẽ có một nhịp độ phát triển riêng nên tốc độ tăng cân trẻ sơ sinh cũng không thể giống nhau hoàn toàn. Những thông số trong bảng cân nặng trẻ sơ sinh dưới đây, mẹ có thể tham khảo để biết trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào là đúng tiêu chuẩn.
>>> Tham khảo thêm: Giải tỏa nỗi lo bé chậm tăng cân
Bảng cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn cho bé gái sơ sinh 0-12 tháng
Tháng |
Cân nặng (kg) |
Chiều cao tối thiểu (cm) |
||||
Suy dinh dưỡng |
Nguy cơ suy dinh dưỡng |
Bình thường |
Béo phì |
Nguy cơ béo phì |
||
1 |
<3,1 |
3.1 - 3.5 |
3.6 - 4.6 |
4.7 - 5.3 |
>5.3 |
52 |
2 |
<4.1 |
4.1 - 4.4 |
4.5 - 5.8 |
5.9 - 6.4 |
>6.4 |
55 |
3 |
<4.6 |
4.6 - 5.2 |
5.3 - 6.6 |
6.7 - 7.4 |
>7.4 |
>57.5 |
4 |
<5.2 |
5.2 - 5.5 |
5.6 -7.2 |
7.2 - 8.1 |
>8.1 |
60 |
5 |
<5.6 |
5.6 - 6.1 |
6.2 - 7.8 |
7.9 - 8.7 |
>8.7 |
61.5 |
6 |
<5.9 |
5.9 - 6.4 |
6.5- 8.3 |
8.4 - 9.2 |
>9.2 |
63.5 |
7 |
<6.2 |
6.2 - 6.7 |
6.8 - 8.7 |
8.8 - 9.6 |
>9.6 |
65 |
8 |
<6.4 |
6.4 - 7 |
7.1 - 9 |
9.1 -10 |
>10 |
65.5 |
9 |
<6.6 |
6.6 - 7.2 |
7.3 - 9.3 |
9.4 - 10.4 |
>10.4 |
67.5 |
10 |
<6.8 |
6.8 - 7.5 |
7.6 - 9.6 |
9.7 - 10.7 |
>10.7 |
69 |
11 |
<7 |
7 - 7.6 |
7.7 - 9.8 |
9.9 - 11 |
>11 |
7 0 |
12 |
<7.2 |
7.2 - 7.9 |
8 - 10.1 |
10.2 - 11.3 |
>11.3 |
71 |
Bảng cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn cho bé trai sơ sinh 0-12 tháng
Tháng |
Cân nặng (kg) |
Chiều cao tối thiểu (cm) |
||||
Suy dinh dưỡng |
Nguy cơ suy dinh dưỡng |
Bình thường |
Béo phì |
Nguy cơ béo phì |
||
1 |
<3.5 |
3.5 - 3.7 |
3.8 - 5.1 |
5.2 - 5.6 |
>5.6 |
53 |
2 |
<4.3 |
4.3 - 4.8 |
4.9 - 5.3 |
6.3 -7 |
>7 |
56 |
3 |
<5.1 |
5.1 - 5.5 |
5.6 - 7.1 |
7.2 - 7.9 |
>7.9 |
59.6 |
4 |
<5.6 |
5.6 - 6.2 |
6.3 - 7.8 |
7.9 - 8.6 |
>8.6 |
61.5 |
5 |
<6 |
6 - 6.7 |
6.8 - 8.3 |
8.4 - 9.2 |
>9.2 |
64 |
6 |
<6.4 |
6.4 - 7 |
7.1 - 8.9 |
9 - 9.7 |
>9.7 |
65.5 |
7 |
<6.7 |
6.7 - 7.3 |
7.4 - 9.2 |
9.3 - 10.2 |
>10.2 |
67 |
8 |
<7 |
7 - 7.6 |
7.7 - 9.6 |
9.7 -10.6 |
>10.6 |
68 |
9 |
<7.2 |
7.2 - 8 |
8.1 -10 |
10.1 - 10.9 |
>10.9 |
69.5 |
10 |
<7.4 |
7.4 - 8.2 |
8.3 - 10.2 |
10.3 - 11.2 |
>11.2 |
71 |
11 |
<7.6 |
7.6 -8.3 |
8.4 - 10.5 |
10.6 - 11.5 |
>11.5 |
72 |
12 |
<7.8 |
7.8 - 8.6 |
8.7 - |
10.8 -11.8 |
>11.8 |
73 |
Tham khảo thêm: Các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh: Cách thu hút trẻ
Một số yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng trẻ sơ sinh
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng và sự phát triển của trẻ sơ sinh như sau:
>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn chọn tã bỉm sơ sinh loại nào tốt cho bé
Trẻ sơ sinh giảm cân sau sinh có bất thường?
Thông thường, sau khi sinh, cân nặng của trẻ sơ sinh sẽ giảm xuống chút ít như một cơ chế tự động giúp con thích nghi với quá trình bú sữa mẹ.
Trong vòng 2-3 ngày sau khi sinh, nhiều trẻ có thể giảm 5 - 10 % cân nặng. Sau khi chào đời 10 ngày, cân nặng sẽ từ từ tăng hoặc tăng nhanh. Vì thế, mẹ đừng quá lo lắng khi cân nặng của trẻ sơ sinh giảm sút trong tuần đầu tiên nhé.
Tham khảo chuẩn cân nặng trung bình của trẻ từ 1 - 12 tháng tuổi sau để biết khi nào con tăng cân quá nhanh:
Vậy nên, mẹ hãy tham khảo chuẩn cân nặng trung bình của trẻ từ 1 - 12 tháng tuổi ở trên để theo dõi. Nếu bé giảm cân quá nhanh so với tiêu chuẩn thì mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra và được tư vấn điều trị.
Giảm cân sau sinh là hiện tượng sụt cân sinh lý bình thường ở trẻ (Nguồn: Sưu tầm)
Nguyên nhân bé sơ sinh chậm tăng cân
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân như: các yếu tố di truyền, tiền sử sức khỏe, các hoạt động thể chất, tinh thần,... Trong đó, phổ biến nhất là do bé dung nạp không đủ các chất dinh dưỡng.
Những nguyên nhân có thể làm cơ thể bé không hấp thu đủ chất dinh dưỡng như sau:
Bé khó khăn khi mút vú mẹ nên bé cũng không thể “ti mẹ” đến mức no. Mẹ không đủ sữa cũng có thể là một nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân.
7 cách để trẻ sơ sinh tăng cân nhanh, đều theo từng tháng
Nếu cân nặng của trẻ sơ sinh mãi vẫn không có sự biến chuyển, mẹ nên chú ý. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe của bé. Mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra để điều trị dứt điểm. Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng những cách sau để giúp bé cưng cải thiện cân nặng:
Cho bé ngủ ngon, đúng cách giúp bé phát triển chiều cao cũng như cân nặng (Nguồn: sưu tầm)
Một số câu hỏi thường gặp về cân nặng trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh tháng đầu tăng bao nhiêu ký?
Nhiều bố mẹ thường thắc mắc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi tăng bao nhiêu cân là đủ? Các mẹ nên quan sát và theo dõi cân nặng và so sánh với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới WHO để biết con mình có tăng cân đạt tiêu chuẩn không.
Với trẻ đủ tháng, cân nặng trẻ sơ sinh sẽ dao động trong khoảng 3,2 - 3,8 kg, chiều cao khoảng 50 - 53 cm. Các chuyên gia khuyến khích mẹ nên thường xuyên kiểm tra chỉ số cân nặng và chiều dài của trẻ sơ sinh đến khi trẻ đủ 12 tháng.
Cân nặng trẻ sơ sinh tháng đầu sẽ dao động trong khoảng 3,2 - 3,8 kg (Nguồn: Sưu tầm)
Trẻ sơ sinh thừa cân có đáng lo không?
Việc trẻ sơ sinh tăng cân trong 6 đến 12 tháng đầu đời thường không phải là vấn đáng lo ngại. Đặc biệt, trẻ bú sữa mẹ có xu hướng tăng cân nhanh hơn trong 6 tháng đầu và sau đó sẽ chậm lại.
Vậy nên mẹ không nên quá nghiêm trọng khi thấy con bị thừa cân. Điều quan trọng là mẹ bổ sung được các chất dinh dưỡng cần thiết và hợp lý theo các giai đoạn phát triển. Điều này sẽ giúp bé duy trì cân nặng bình thường sau này và phát triển khỏe mạnh hơn.
>> Tham khảo thêm: Trẻ suy dinh dưỡng: nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc
Nếu đã thử các biện pháp trên nhưng bé vẫn nhẹ cân và mẹ cũng chưa yên tâm về sức khỏe con mình, mẹ có thể trao đổi thêm với bác sĩ trong các lần khám định kỳ hàng tháng để tìm ra nguyên nhân chính xác. Việc tăng cân ở trẻ sơ sinh nhanh hay chậm còn tùy thuộc nhiều yếu tố. Tuy nhiên, nếu cân nặng của trẻ liên tục “dậm chân tại chỗ” trong một thời gian dài cũng là một dấu hiệu rằng mẹ nên đưa bé đi khám sức khỏe để tìm ra nguyên nhân cũng như biện pháp xử lý phù hợp.
Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh:
Trẻ sơ sinh khỏe mạnh là trẻ có sự tăng cân đều ngày qua ngày. Thường sau giai đoạn sụt cân sinh lý, trẻ sẽ tăng khoảng 15-20g/kg/ngày. Trẻ bú - ngủ- chơi theo chu kỳ nhịp nhàng. Nếu mẹ phát hiện bé có biểu hiện đứng cân hoặc sụt cân sớm cần cảnh giác đến các vấn đề sức khỏe của trẻ, lúc này cần đưa trẻ đến bệnh viện để tầm soát các dị tật bẩm sinh và vấn đề sức khỏe khác nhé.
Qua bài viết trên đây của Huggies có lẽ mẹ đã biết trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào là đúng tiêu chuẩn. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo các cách chăm bé tại mục Chăm sóc trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, nếu mẹ có những băn khoăn về cân nặng của con thì có thể gửi câu hỏi về Góc chuyên gia của Huggies để được tư vấn nhé!
>> Tham khảo thêm:
Tạo mối dây liên hệ với trẻ sơ sinh
Hướng dẫn cúng đầy tháng bé gái đầy đủ nghi thức từ A - Z
Chi tiết cách chuẩn bị mâm cúng thôi nôi bé trai đầy đủ
Nguồn tham khảo:
https://www.who.int/tools/child-growth-standards/standards
https://www.who.int/tools/child-growth-standards/standards/weight-for-length-height
Bố mẹ tìm kiếm nhiều nhất:
tã dán sơ sinh Huggies, Huggies newborn, tã dán Huggies size s, tã dán Huggies size m, tã dán Huggies size l, tã dán Huggies size xl, miếng lót sơ sinh Huggies 100 miếng, tã quần Huggies size m, tã quần Huggies size l, tã quần Huggies size xl, tã quần Huggies size xxl, Huggies platinum, tã dán Huggies platinum, tã quần Huggies platinum