MỤC LỤC BÀI VIẾT
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh từ 0-12 tháng tuổi được xem là một tiêu chuẩn để bố mẹ theo dõi sự phát triển của bé. Bảng được xây dựng với tổ chức Y tế thế giới (WHO) nên bố mẹ có thể yên tâm về mức độ uy tín. Bây giờ, cùng theo dõi bài viết sau của Huggies để tìm hiểu chi tiết về chỉ số chuẩn của con mình nhé!
>> Tham khảo:
- Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-18 tuổi chuẩn WHO [Mới update]
- Review các loại bỉm cho trẻ sơ sinh chống hăm, thấm hút tốt nhất hiện nay
- Bỉm vải cho bé: Có nên dùng? Cách chọn tã vải khô thoáng, an toàn
Cách tra bảng chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn
Để dễ dàng theo dõi sự phát triển của bé, Huggies sẽ hướng dẫn đến bạn cách để đọc bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho trẻ:
Có 3 cột lớn là cột “Tuổi” “Cân nặng” “Chiều cao”. Ba Mẹ gióng theo hàng ngang, từ cột “Tuổi” gióng sang cột cân nặng, chiều cao. Nếu cân nặng và chiều cao của bé đang nằm ở cột:
- Trung bình: Chiều cao cân nặng của bé đang đạt chuẩn trung bình.
- Dưới “giới hạn dưới”: Bé có thể đang suy dinh dưỡng, thiếu cân hoặc thấp còi.
- Trên “giới hạn trên”: Bé thừa cân béo phì (xét theo cân nặng) hoặc rất cao (xét theo chiều cao).
>> Tham khảo: Biểu đồ tăng trưởng của trẻ: Cân nặng, chiều cao
Bảng chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh 0-12 tháng tuổi theo chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng của bé gái sơ sinh
Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh chuẩn WHO từ 0-12 tháng tuổi:
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn WHO của bé sơ sinh gái (Nguồn: Huggies)
>> Xem thêm: Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng của bé trai sơ sinh
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn WHO của bé sơ sinh trai (Nguồn: Huggies)
>> Xem thêm: Bảng chiều cao cân nặng bé trai từ 0 - 18 tuổi chuẩn theo WHO
Theo bảng chiều cao cân nặng chuẩn trẻ sơ sinh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cha mẹ có thể tham khảo các thông tin sau:
- Trẻ mới sinh: Cân nặng tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh dao động từ 3,2 đến 3,3 kg, với chiều dài trung bình khoảng 50 cm. Theo Trung tâm Quốc gia về Thống kê Y tế Hoa Kỳ, chu vi vòng đầu trung bình của bé gái là 33,8 cm và bé trai là 34,3 cm.
- Mới sinh – 4 ngày tuổi: Trong giai đoạn này, trẻ có thể giảm cân từ 5 - 10% so với lúc mới sinh. Nguyên nhân là do trẻ mất nước và dịch cơ thể qua việc trẻ đi ngoài.
- Từ 5 ngày tuổi – 3 tháng tuổi: Trong khoảng thời gian này, trẻ sẽ tăng trung bình từ 15 đến 28 g mỗi ngày. Sau khoảng 2 tuần, cân nặng của trẻ thường trở lại mức như khi mới sinh.
- Từ 3 – 6 tháng tuổi: Trong giai đoạn này, trẻ tăng khoảng 225 g mỗi ngày. Đến bé 6 tháng tuổi, cân nặng của trẻ thường gấp đôi so với lúc mới sinh.
- Từ 7 – 12 tháng tuổi: Mỗi tháng, trẻ tăng khoảng 500 g (trẻ bú mẹ có thể tăng ít hơn). Đây cũng là giai đoạn bé tập bò, lẫy trườn hoặc bé tập đi, dẫn đến tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Trước khi tròn 1 tuổi, cân nặng của trẻ thường gấp 3 lần so với lúc mới sinh, với chiều cao trung bình từ 72 đến 76 cm.
>> Tham khảo:
- Bé bị đầy bụng và nôn: Nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả
- Nên bổ sung kẽm cho trẻ khi nào? 1 năm bổ sung mấy lần là tốt?
Cách đo chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh
Hướng dẫn đo chiều cao cho trẻ
- Bước 1: Đặt trẻ nằm ngửa lên mặt phẳng.
- Bước 2: Nhẹ nhàng duỗi thẳng đầu gối và cho hai gót chân chạm vào nhau
- Bước 3: Dùng bút đánh dấu vị trí chóp đầu và gót chân của trẻ trên bề mặt phẳng.
- Bước 4: Kéo thước dây để đi khoảng cách giữa vị trí đã đánh dấu từ đỉnh đầu đến gót chân của bé. Ghi lại chiều cao bé sơ sinh chính xác đến 0.1 cm.
Đặt trẻ trên mặt phẳng và dùng thước đo chuyên dụng để đo chiều cao trẻ sơ sinh chính xác (Nguồn: Sưu tầm
Hướng dẫn đo cân nặng cho trẻ
- Bước 1: Cởi quần áo cho bé (không quấn tã), bế bé và đặt trẻ lên bàn cân.
- Bước 2: Chỉnh cân về vị trí thăng bằng, sau đó đặt một vật có trọng lượng đã biết lên cân để kiểm tra độ chính xác.
- Bước 3: Khi đo cân nặng cho trẻ bằng cân bàn, hãy để trẻ đứng hoặc nằm giữa bàn cân, giữ mắt nhìn thẳng và không cử động.
- Bước 4: Ghi lại kết quả hiển thị trên cân theo kg với một chữ số thập phân.
>> Tham khảo:
- Cách tính chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ theo WHO
- Cách theo dõi biểu đồ chiều cao cân nặng của trẻ
Khi đo cân nặng bé sơ sinh, hãy để trẻ đứng hoặc nằm ở giữa bàn cân, giữ mắt nhìn thẳng và không di chuyển (Nguồn: Sưu tầm)
Những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của trẻ sơ sinh
1. Gen di truyền
Di truyền là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chỉ số chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh. Nghiên cứu cho thấy rằng, di truyền có tác động lớn đến sự phát triển và kích thước các bộ phận cơ thể bé. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng vì chiều cao của trẻ thường chỉ chịu ảnh hưởng của khoảng 23% từ yếu tố di truyền.
2. Giới tính
Trẻ sơ sinh nam thường có trọng lượng lớn hơn trẻ sơ sinh nữ và thường tăng cân nhanh hơn một chút trong giai đoạn sơ sinh.
3. Dinh dưỡng và môi trường sống
Theo nghiên cứu của Đại học Liên hợp quốc tại Tokyo, yếu tố môi trường bên ngoài đặc biệt là dinh dưỡng là rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất của trẻ. Ví dụ tình trạng trẻ suy dinh dưỡng có thể làm chậm quá trình phát triển thể chất của bé. Nó không những tác động đến xương, độ chắc khỏe của răng, kích thước các cơ quan trong cơ thể mà còn làm trì hoãn khả năng phát triển của trẻ ở tuổi dậy thì.
4. Các bệnh lý mạn tính
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Quốc gia, tạp chí y khoa nổi tiếng của Hoa Kỳ, vào tháng 1/2000, trẻ em từ 8 đến 19 tuổi có tiền sử bị mắc phải bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm thường có chiều cao nhỏ hơn và cân nặng nhẹ hơn rất nhiều so với trẻ em khỏe mạnh. Ngoài ra, sự phát triển sinh lý và sức khỏe sinh sản của trẻ trong giai đoạn dậy thì và tuổi vị thành niên cũng bị ảnh hưởng và có thể gặp các rối loạn và trì hoãn.
5. Thời gian ngủ
Giấc ngủ của bé sơ sinh có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chiều cao. Khi ngủ thì cơ thể bé sẽ tiết ra hormon tăng trưởng giúp cơ thể phát triển và tăng chiều cao. Vì thế, một giấc ngủ đủ và sâu giấc rất quan trọng đối với giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ
Phát triển chiều cao bằng cách tạo thói quen cho bé ngủ sớm và cố định một khung giờ (Nguồn: Sưu tầm)
6. Sức khỏe của mẹ bầu trong giai đoạn mang thai và cho con bú
Tình trạng sức khỏe của mẹ bầu trong thời gian mang thai đóng vai trò lớn trong sự phát triển toàn diện của trẻ, bao gồm cả chiều cao cân nặng. Nghiên cứu cho thấy nếu mẹ bầu thường xuyên bị căng thẳng có thể ảnh hưởng đến tinh thần và trí tuệ của trẻ.
Ngoài ra, chế độ ăn của mẹ cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng như sắt, axit folic, canxi và các axit béo cần thiết như DHA cho bà bầu trong thời kỳ cho con bú. Những yếu tố này rất quan trọng cho sự phát triển hệ cơ xương và sức đề kháng của bé.
>> Tham khảo:
- 5 loại thuốc canxi cho bà bầu cần phải bổ sung suốt thai kỳ
- 15 sản phẩm sắt cho bà bầu nên được bổ sung trong suốt thai kỳ
- Lưu ý khi bổ sung vitamin và sắt cho bà bầu
7. Sinh non
Trẻ sinh non thường phát triển và tăng cân chậm hơn trong năm đầu tiên so với trẻ sinh đủ tháng. Tuy nhiên, nhiều trẻ sinh non có thể tăng cân nhanh chóng và "theo kịp" cân nặng trung bình vào khoảng ngày sinh nhật đầu tiên.
Ngược lại, nếu bé được sinh ra sau ngày dự sinh, cân nặng bé sơ sinh có thể lớn hơn mức trung bình.
8. Vận động và tập luyện thể thao
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, trẻ em ngày càng lười vận động và có xu hướng thức khuya nhiều hơn. Thay vì trẻ em chơi bóng đá hay nhảy dây, hiện nay thường thấy các bé dán mắt vào màn hình tivi, điện thoại thông minh hoặc iPad. Điều này đã ảnh hưởng lớn tới khả năng phát triển về thể chất lẫn tinh thần của bé.
Do đó, để bé có thể phát triển toàn diện về cân nặng và chiều cao chuẩn của trẻ sơ sinh, bạn cần khuyến khích các bạn nhỏ tham gia các hoạt động ngoài trời, các hoạt động thể thao như đá cầu, bơi lội, đạp xe…
>> Tham khảo: Thực đơn cho bé 15 tháng (1 tuổi) ngon và đầy đủ dinh dưỡng
Trẻ em tham gia các hoạt động thể thao giúp phát triển chiều cao cân nặng (Nguồn: Sưu tầm)
Câu hỏi thường gặp về cân nặng sơ sinh
Cân nặng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bao nhiêu là đạt chuẩn?
Theo bảng cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh của WHO, mức cân nặng trung bình mà bé sơ sinh 1 tháng tuổi nên đạt được là từ 4 - 4,2 kg.
>> Tham khảo: Chiều cao cân nặng trẻ 1 tuổi bao nhiêu là chuẩn?
Trẻ sơ sinh tăng bao nhiêu cân mỗi tuần?
Hầu hết trẻ sơ sinh chỉ tăng cân rất ít trong 2 tuần đầu sau sinh, với mức tăng trung bình khoảng 150-200 gram/tuần. Nếu trong suốt 1 tháng đầu đời, con bạn không tăng cân, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám dinh dưỡng và nhờ sự tư vấn của bác sĩ.
Trẻ sơ sinh bao lâu thì tăng cân?
Trong 2-3 ngày đầu sau khi sinh, nhiều trẻ có thể giảm từ 5-10% trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, sau 10 ngày chào đời, cân nặng sẽ dần tăng trở lại hoặc tăng nhanh. Vì vậy, mẹ không cần quá lo lắng nếu chỉ số cân nặng của trẻ sơ sinh giảm trong tuần đầu tiên.
Trẻ sinh ra nhẹ cân có ảnh hưởng gì không?
Trẻ sơ sinh bị nhẹ cân là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hơn 80% ca tử vong ở trẻ sơ sinh. Đối với những trẻ sống sót, nguy cơ suy dinh dưỡng, thấp còi và các vấn đề về phát triển thể chất trong tương lai là rất cao.
Hy vọng rằng bài viết đã mang đến cho bạn những hiểu biết về bảng cân nặng của trẻ sơ sinh chuẩn WHO giúp theo dõi sự phát triển của bé con. Để biết thêm thông tin về chiều cao và cân nặng trẻ sơ sinh, bố mẹ đừng ngần ngại để lại câu hỏi tại Góc chuyên gia của Huggies để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc. Huggies chúc bé luôn ăn ngoan, ngủ ngoan và duy trì chiều cao, cân nặng chuẩn để bố mẹ được yên tâm!
>> Nguồn tham khảo:
>> Khám phá thêm: