Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

GIẢI TỎA NỖI LO BÉ CHẬM TĂNG CÂN

Kẹo bánh tuy nhiều năng lượng nhưng lại thiếu dưỡng chất

Bài viết này đã được Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội Nhi tại bệnh viện Nhi Đồng 1 tham vấn y khoa.

Mỗi trẻ nhỏ đều có tốc độ phát triển riêng, đa phần các bé thường có xu hướng tăng cân vào khoảng thời gian bú sữa mẹ. Trong một số trường hợp, bé chậm tăng cân do vấn đề về sức khỏe khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Vậy bé chậm tăng cân phải làm sao? Hãy cùng Huggies tìm hiểu ngay nhé!

Nguyên nhân bé chậm tăng cân

Sinh non: Những bé sinh non, chưa đủ tháng thường sẽ chậm lên cân so với các bé khác. Chưa kể đến một số trường hợp sức khoẻ của những bé sinh non kém hơn so với trẻ thông thường nên dễ mắc bệnh hơn và chậm tăng cân hơn.

Trẻ chưa được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: Trong một số trường hợp, mẹ chưa xác định được lượng sữa hoặc khẩu phần ăn phù hợp với bé. Khẩu phần ăn quá ít, hoặc kém đa dạng không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cũng có thể là nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân.

Bé có vấn đề về sức khỏe: Vấn đề bé chậm tăng cân còn có thể liên quan đến sức khoẻ của bé đấy, mẹ ơi! Những vấn đề về thần kinh, thiếu máu, dị ứng sữa, tình trạng quá tải lactose, trào ngược dạ dày… có thể khiến bé bị rối loạn ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển.

Hiếu động quá mức: Một số bé quá hiếu động khiến cho tốc độ trao đổi các chất tăng cao, năng lượng tiêu hao nhiều nhưng dưỡng chất hấp thụ vào lại ít khiến bé dễ bị sụt cân. Trong trường hợp này, ba mẹ cần tăng cường bổ sung thêm dưỡng chất để đáp ứng đủ nhu cầu về năng lượng cho những cô cậu hiếu động nhà mình nhé!

Mê chơi: Thông thường các bé trong độ tuổi từ 2 - 6 chậm tăng cân vì ham chơi, thích khám phá nên ít ăn uống hoặc dùng bữa vội vàng, nhai nuốt không kỹ dẫn đến kém tiêu hóa.

Chứng biếng ăn – kén ăn: Khi bé có chứng kén hoặc biếng ăn thường ăn ít hơn nhu cầu năng lượng của cơ thể, từ đó dẫn đến tình trạng chậm tăng cân.

Tâm lý: Các bé khi trải qua cú shock tâm lý, bố mẹ thiếu sự quan tâm, gia đình mâu thuẫn,... sẽ khiến trẻ ăn ít và hấp thu dinh dưỡng kém hơn bình thường.

Khoảng cách quá xa giữa các bữa ăn: Nếu các bữa ăn cách nhau 6 đến 7 tiếng, bé sẽ dễ dàng bị đói nên việc chậm tăng cân là điều khó tránh khỏi. Hãy cải thiện và đảm bảo cho bé một chế độ ăn uống khoa học mẹ nhé!

>> Xem thêm: Trẻ biếng ăn phải làm sao?

nguyên nhân bé chậm tăng cân

Nguyên nhân bé chậm tăng cân (Nguồn: Sưu tầm)

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm tăng cân

Giai đoạn từ 2 đến 6 tuổi là lúc các bé bắt đầu phát triển và trở nên nhanh nhẹn, năng động. Vì vậy, cơ thể của trẻ đòi hỏi sự khỏe mạnh, đầy đủ năng lượng. Cân nặng là một trong những chỉ số quan trọng giúp bố mẹ theo dõi quá trình phát triển và tình trạng sức khỏe của con.

Việc trẻ chậm tăng cân là hiện tượng bé đang gặp vấn đề trong việc tiếp thu dưỡng chất và năng lượng. Trẻ 2 - 6 tuổi tăng cân chậm hay không tăng cân thường có một số dấu hiệu sau:

  • chiều cao và cân nặng thấp hơn so với tiêu chuẩn chung đối với độ tuổi của trẻ.
  • Thấp bé hơn so với phần lớn bạn bè cùng trang lứa.
  • Hay bệnh vặt.
  • Kỹ năng vận động và thể chất kém hơn các bạn đồng lứa.
  • Phân biệt hiện tượng bé chậm tăng cân tự nhiên và không tăng cân

    Mỗi đứa bé sinh ra đều có riêng một tốc độ phát triển tùy vào thể trạng của từng bé. Có bé sẽ tăng cân nhanh vào những tháng đầu, ngược lại cũng có bé bị chững cân và không phát triển.

    Thông thường, với bé chậm tăng cân tự nhiên, tốc độ lên cân vẫn đều đặn. Sau khi sinh 2 tuần, cân nặng của bé có thể giảm nhưng vào tháng tiếp theo sẽ tăng đều trong suốt khoảng thời gian bú sữa mẹ hoặc bú sữa công thức. Một số dấu hiệu để mẹ nhận biết bé chậm tăng cân tự nhiên:

  • Trong 3 tháng đầu, trẻ tăng ít nhất 30 gram mỗi ngày.
  • Bé tăng ít nhất 200 gram trong khoảng 3 đến 6 tháng tuổi.
  • Ngược lại, nếu bé không tăng cân hoặc tăng không đạt chuẩn trong suốt nhiều tuần liền là một dấu hiệu đáng lo ngại. Lúc này, bé không tăng cân thường có một số biểu hiện như:
  • Sau khi sinh từ 7 đến 14 ngày, bé không tăng lại số cân cũ.
  • Đường cong tăng trưởng của bé có sự giảm về tốc độ (chiều cao, cân nặng, chu vi đầu,...)
  • >> Xem thêm: Tăng cân ở trẻ sơ sinh - Chuẩn nào dành cho con

    bé chậm tăng cân phải làm sao

    Phân biệt hiện tượng bé chậm tăng cân tự nhiên và không tăng cân (Nguồn: Sưu tầm)

    Lưu ý thực đơn cải thiện tình trạng bé chậm tăng cân, giúp bé tăng cân

  • Tăng cường thực đơn dinh dưỡng cho bé: Đảm bảo thực đơn đầy đủ 6 nhóm thực phẩm mỗi ngày bao gồm: bột đường (bột, gạo, khoai, mì, nui, ngũ cốc…), đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua, lươn, rong biển, đậu đỗ…), béo (dầu mè, dầu gấc, dầu ô liu, dầu nành, dầu hướng dương, dầu cá hồi, quả bơ…), rau củ (rau lá, rau củ), trái cây (các loại quả chín), nhóm sữa (sữa, sữa chua, phô mai).
  • Hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, nước ngọt, thức ăn nhanh: Dẫu những loại thực phẩm này chứa nhiều calo khiến bé tăng cân nhưng lại thiếu các dưỡng chất thiết yếu, nếu bé ăn nhiều sẽ không khỏe mạnh, dễ mắc bệnh.
  • Cách cho trẻ tăng cân nhanh là thay vì ép con ăn, mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân bé chán ăn, thay đổi cách chế biến, cho bé thử nhiều món ăn mới lạ, rủ bé cùng đi chọn thực phẩm và phụ mẹ chế biến món ăn để bé hào hứng hơn với món ăn do chính mình làm ra…
  • Tham ra các hoạt động ngoài trời: Khi tham gia các hoạt động ngoài trời, trẻ được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hơn, giúp trẻ bổ sung vitamin D, hỗ trợ xương và cơ chắc khỏe. Việc tham gia các trò chơi vận động cũng giúp trẻ tiêu hao năng lượng nhanh hơn, có cảm giác thèm ăn, ăn nhiều, hệ tiêu hóa và miễn dịch cũng làm việc tốt hơn khiến khả năng hấp thu dinh dưỡng thay đổi, cải thiện cân nặng cho bé.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ: Để đảm bảo bé phát triển tốt nhất ở tất cả các giai đoạn đặc biệt là giai đoạn sơ sinh và dưới 5 tuổi, mẹ nên đưa con đi khám định kỳ và gặp các chuyên gia dinh dưỡng. Phụ huynh sẽ kịp thời phát hiện nếu bé gặp phải các vấn đề về sức khỏe cũng như được các chuyên gia tư vấn về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn cho trẻ chậm tăng cân: Tuy bé ăn nhiều nhưng không tăng cân có thể xuất phát từ việc ăn quá nhiều trong một bữa, dẫn đến tình trạng khó tiêu, bé ngán ăn và lâu dần sẽ chậm tăng cân. Các mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn của con thành 3 bữa chính và 3 bữa phụ trong một ngày. Các bữa ăn cách nhau từ 2 - 3 tiếng để đảm bảo bé đã tiêu hóa hết thức ăn và tạo thời gian vừa đủ để trẻ có cảm giác đói, giúp con ăn ngon miệng hơn trong bữa tiếp theo.
  • Cho bé uống đủ nước: Uống đủ nước sẽ giúp tăng cường quá trình chuyển hóa của cơ thể bé, giúp trao đổi chất tốt hơn, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và góp phần khắc phục được tình trạng tăng cân chậm của bé. Mẹ hãy đảm bảo mỗi ngày con nên được cung cấp đủ nước và sữa. Hãy chọn sữa có tác dụng bổ sung lợi khuẩn, điều này giúp con tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn, giảm nguy cơ nhiễm bệnh về đường tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón, giúp con phát triển thể chất hơn.
  • Không nên ép trẻ ăn dù bé chậm tăng cân: Phụ huynh không nên lo lắng mà ép trẻ ăn, thậm chí là rầy la và quát mắng con. Điều này khiến trẻ hình thành nỗi sợ và không còn hứng thú với việc ăn uống.
  • bé chậm tăng cân phải làm sao

    Kẹo bánh tuy nhiều năng lượng nhưng lại thiếu dưỡng chất nên mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều (Nguồn: Sưu tầm)

    Một số câu hỏi thường gặp khi bé chậm tăng cân

    Bé sơ sinh không tăng cân có gây nguy hiểm không?

    Bé sơ sinh không tăng cân thường gây ra một số mối nguy hiểm nhất định. Tình trạng cân nặng của trẻ không được kiểm soát, tăng cân kém có thể dẫn đến các biến chứng như:

  • Vấn đề về tim mạch.
  • Các chứng về tăng trưởng như suy dinh dưỡng, còi xương,...
  • Hệ miễn dịch suy yếu.
  • Yếu xương, yếu cơ.
  • Thiếu năng lượng.
  • Sữa dành cho bé biếng ăn chậm tăng cân nào tốt?

    Sữa dành cho trẻ bé biếng ăn chậm tăng cân là phương pháp hữu hiệu giúp trẻ nhanh tăng cân. Một số thương hiệu sữa cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân tốt trên thị trường như: Morigana, Pediasure, Glico, Meji,...

    Tuy nhiên, theo khuyến cáo chuyên gia, mỗi bé sẽ hợp với một loại sữa tăng cân có công thức phù hợp với cơ địa hấp thụ của bé. Mẹ nên quá lo lắng khi thấy uống sữa dành cho trẻ biếng ăn mà trẻ lại không tăng cân. Hãy bình tĩnh và thay đổi loại sữa phù hợp thì bé mới hết biếng ăn và tăng cân được.

    Có nên sử dụng thuốc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ chậm tăng cân

    Bạn có thể sử dụng thuốc bổ sung dinh dưỡng, cung cấp, calo giúp thúc đẩy tăng trưởng và hỗ trợ tăng cân cho bé. Hãy nhớ rằng, nên ưu tiên cho trẻ ăn thức ăn dinh dưỡng trước khi bổ sung các thuốc bổ. Nếu mẹ lo lắng về vấn đề chậm tăng cân của con; hãy liên hệ với các chuyên gia dinh dưỡng, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc bác sĩ để nhận được lời khuyên và kế hoạch ăn uống phù hợp cho bé.

    >> Xem thêm:

  • Bé chậm tăng cân,biếng ăn
  • Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Như vậy, các bạn đã được giải đáp các thắc mắc về câu hỏi bé chậm tăng cân phải làm sao. Hy vọng qua bài viết của Huggies, bạn sẽ tìm được nguyên nhân và giải pháp giúp cải thiện tình trạng cho các bé khi chậm tăng cân. Nếu bạn còn thắc mắc về quá trình phát triển của con, hãy truy cập chuyên mục Chăm sóc bé hoặc Góc chuyên gia của Huggies để được tư vấn và giải đáp tận tình!

    Nguồn tham khảo:

    https://kidshealth.org/en/parents/failure-thrive.html

    https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/breastfeeding-your-baby/mismanaged-breastfeeding#

    EmptyView

    Nguyễn Phước Mỹ Linh

    Avatar expert

    Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    ;