Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da an toàn, hiệu quả

nguyên nhân trẻ bị ho về đêm và cách chữa

Tình trạng vàng da thường xuất hiện ở những trẻ sinh non khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng. Biện pháp thường được áp dụng để cải thiện hiện tượng này đó là tắm nắng cho trẻ. Tuy nhiên, việc tắm nắng cho trẻ bị vàng da sẽ có những khác biệt so với trẻ bình thường. Thông qua bài viết hôm nay, Huggies sẽ chia sẻ cho bạn cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da an toàn, hiệu quả. Cùng khám phá ngay. 

>> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt có nguy hiểm không?

Vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?

Trước khi tìm hiểu cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da, bạn cần biết rõ thông tin về hiện tượng bệnh lý này. Vàng da ở trẻ sơ sinh là tình trạng rất thường thấy khi trẻ sinh non. Đây là hiện tượng những tế bào hồng cầu tự động bị phân hủy và tái tạo liên tục không theo quy luật vốn có của cơ thể. Việc hồng cầu bị đào thải không theo chu kỳ như vậy sẽ khiến cho nồng độ bilirubin (có sắc tố vàng) trong máu tăng mạnh, từ đó, khiến da trẻ chuyển màu vàng. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh bị vàng da cũng có thể là do nhiễm trùng, di truyền hoặc bầm tím khi sinh,...

Vàng da ở trẻ sơ sinh được chia thành hai dạng khác nhau, cụ thể như sau:

  • Vàng da sinh lý: thường xuất hiện sau 1 - 2 tuần khi sinh. Thông thường, ở dạng vàng da này, trẻ không có biểu hiện bất thường nào khác ngoài vàng da nên phu huynh có thẻ hoàn toàn yên tâm. Vàng da sinh lý thường xuất hiện ở vùng cổ, mặt, ngực bụng hay trên rốn và không kèm theo triệu chứng nguy hiểm đáng lo ngại nào. 
  • Vàng da bệnh lý: Một số nghiên cứu đã chỉ ra hiện tượng vàng da bệnh lý chiếm khoảng từ 2 - 5% trường hợp. Để nhận biết tình trạng này, bạn có thể quan sát mức độ mức độ vàng toàn thân hoặc vàng cả lòng bàn chân, bàn tay, giác mạc ở trẻ sau 2 tuần tuổi, kèm theo một số biểu hiện lạ như co giật hay bỏ bú. Nếu kéo dài tình trạng vàng da bệnh lý quá lâu có thể khiến trẻ gặp phải hiện tượng nhiễm độc thần kinh, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong. 

>> Tham khảo thêm: Phân biệt vàng da sơ sinh bệnh lý và sinh lý

Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thường gặp ở trẻ sinh non, thiếu tháng

Vàng da ở trẻ là hiện tượng tế bào hồng cầu tự động bị phân hủy và tái tạo liên tục không theo quy luật (Nguồn: Sưu tầm) 

Tại sao cần tắm nắng cho trẻ bị vàng da

Trong hầu hết các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh thì giải pháp tắm nắng cho bé luôn được lựa chọn hàng đầu. Đây là phương pháp không chỉ giúp nhanh chóng loại bỏ hiện tượng vàng da mà còn giúp tránh nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm. Theo các chuyên gia, khi cơ thể của trẻ được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bilirubin sẽ bị loại bỏ một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Theo đó, tình trạng vàng da sẽ nhanh chóng được khắc phục hiệu quả. 

Thực tế, cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da không áp dụng cho những đứa trẻ vừa mới chào đời. Bởi lúc này, da của trẻ vẫn còn quá mong manh và non nớt. Do đó, việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng dễ khiến cho làn da của trẻ bị tổn hại một cách nghiêm trọng. 

Bên cạnh giải pháp tắm nắng, nhiều bác sĩ cũng khuyến cáo phương pháp cho bé bú nhiều hơn. Bởi sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp loại bỏ lượng bilirubin trong máu hiệu quả. Tuy nhiên, nếu cho trẻ bú sữa trong 1 - 2 tuần liên tục nhưng tình trạng vàng da vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, thì mẹ nên cân nhắc đến hình thức tắm nắng.

>> Tham khảo: Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh? Cách tắm nắng đúng cho bé

Tắm nắng giúp loai bỏ bilirubin trong máu của trẻ hiệu quả hơn

Tắm nắng giúp loai bỏ bilirubin trong máu của trẻ hiệu quả hơn (Nguồn: Sưu tầm)

Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da

Nhìn chung, tắm nắng là giải pháp giúp cải thiện tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh hiệu quả. Dưới đây là cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da an toàn, đúng cách:

Ngày thứ nhất

Ở ngày đầu tiên, mẹ cần để trẻ có thời gian làm quen với môi trường bên ngoài bằng cách chỉ nên đặt trẻ ở trong bóng râm. Mẹ cũng nên mặc trang phục cho trẻ như những ngày bình thường. Trong quá trình tắm nắng, mẹ hãy nhẹ nhàng kéo áo lên để cho phần lưng và phần bụng của trẻ được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng từ mặt trời. 

Ngày thứ hai

Vào ngày thứ 2, khi trẻ đã bắt đầu làm quen được với môi trường bên ngoài, phụ huynh chỉ cần cho trẻ mặc quần áo mỏng và nhẹ trong quá trình tắm nắng là được. Bạn nên cho trẻ tắm nắng trong vòng từ 5 – 10 phút. Ngoài ra, mẹ cũng cần quan sát những biểu hiện xuất hiện trên da của trẻ để từ đó có sự điều chỉnh về khoảng thời gian tắm nắng phù hợp hơn. 

>> Tham khảo: Bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh

Những ngày tiếp theo

Vào 10 ngày kế tiếp, mẹ có thể gia tăng thời gian tắm nắng cho trẻ, từ 15 – 20 phút. Bởi lúc này, da của trẻ cũng đã trải qua những ngày làm quen và thích nghi với ánh nắng từ mặt trời nên các biểu hiện tổn thương da sẽ không còn xuất hiện nữa. 

Thời gian tắm nắng cho trẻ phù hợp nhất là từ 6 - 9 giờ sáng hoặc sau 5 giờ chiều. Đây là những mốc thời gian quan trọng giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể hiệu quả hơn cũng như giữ cho da không bị tác động trực tiếp bởi tia cực tím. 

Lưu ý, trong quá trình tắm nắng, mẹ chỉ nên cho trẻ mặc những bộ trang phục mỏng, nhẹ và sử dụng mũ hoặc khăn che đầu cho trẻ để tránh các trường hợp trẻ bị say nắng, cảm nắng,...

>> Tham khảo: Giờ tắm cho trẻ sơ sinh

Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da khá đơn giản

Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da khá đơn giản, thời gian phù hợp là từ 6 - 9 giờ sáng và 5 giờ chiều (Nguồn: Sưu tầm) 

Những lưu ý khi mẹ thực hiện cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da an toàn, hiệu quả cần được các bậc phụ huynh lưu tâm và chú trọng để giúp cải thiện hiện tượng vàng da ở trẻ. Dưới đây là một số lưu ý mẹ cần thực hiện trong quá trình tắm nắng cho trẻ để đảm bảo về mặt sức khỏe cũng như kết quả mà giải pháp mang lại. 

  • Mẹ không nên cho trẻ tắm nắng ở những nơi có nhiều gió, chỉ nên chọn những khu vực thoáng đáng, có nhiều ánh nắng chiếu đến. 
  • Tránh để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng trực tiếp vào bộ phận đầu, mặt và mắt của trẻ.
  • Nếu lựa chọn cho trẻ tắm nắng ở trong phòng, bạn nên đảm bảo các cửa kính được mở toàn bộ. Vì cửa kính sẽ cản trở quá trình hấp thu tia hồng ngoại của cơ thể.
  • Vào những giai đoạn thời tiết bất thường hoặc thời điểm giao mùa thì bạn nên hạn chế tắm nắng cho trẻ. 
  • Sau khi tắm nắng, bạn cần lau mồ hôi và cho trẻ uống nước đầy đủ. 
  • Nên để lộ phần chân, tay của trẻ dưới ánh nắng non.
  • Mặc ít áo cho trẻ, lưu ý để hở phần da dưới ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt.
  • Trong quá trình tắm nắng, nếu thấy da trẻ chuyển sang màu đỏ, cơ thể ra nhiều mồ hôi, nhịp tim đập nhanh thì bạn nên cho bé uống chút nước lọc ngay lập tức, đồng thời, lấy nước ấm lau người trẻ. 

>> Tham khảo: Nhiệt độ phòng & Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông A-Z

Lau mồ hôi và cho trẻ uống nước đầy đủ sau khi tắm nắng

Lau mồ hôi và cho trẻ uống nước đầy đủ sau khi tắm nắng (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tham khảo: Gợi ý các mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Trên đây là hướng dẫn áp dụng cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da an toàn, đem lại hiệu quả cao. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ biết thêm được nhiều kinh nghiệm hữu ích trong quá trình tắm nắng cho trẻ để nhận được kết quả như mong muốn. Thực tế, khi thấy trẻ có những biểu hiện khác thường khi tắm nắng, bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời. Ngoài ra, để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích khác về những tình trạng bệnh lý thường gặp khác ở trẻ, bạn đừng quên ghé qua Góc chuyên gia của Huggies để tìm đọc các bài chia sẻ bổ ích về Chăm sóc bé.

>> Nguồn tham khảo:

Sản phẩm bố mẹ tìm mua nhiều: Bộ đôi tã dán lọt lòng Huggies  và tã dán sơ sinh Huggies size S cho các bé từ lọt lòng đến 1 tháng tuổi

EmptyView

Nguyễn Phước Mỹ Linh

Avatar expert

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;
var delay = function (elem, callback) { var timeout = null; elem.onmouseover = function() { // Set timeout to be a timer which will invoke callback after 1s timeout = setTimeout(callback, 5000); }; elem.onmouseout = function() { // Clear any timers set to timeout clearTimeout(timeout); }; }; delay(document.getElementById("#weekscarousel-thumbs > div > div > li.slick-slide"), function() { dataLayer.push({ "event":"elementHover" }); });