MỤC LỤC BÀI VIẾT
Sâu răng ở trẻ em là tình trạng phổ biến thường gặp, bởi trẻ con thường không có thói quen chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng. Do đó, việc bố mẹ cần làm khi phát hiện bé bị sâu răng chính là đưa con đi khám để điều trị kịp thời. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sâu răng ở trẻ nhỏ, bố mẹ nên tham khảo để có cách phòng ngừa sâu răng cho bé ngay từ bây giờ. Cùng theo dõi bài viết này nhé!
>> Tham khảo thêm:
Sâu răng ở trẻ em là gì?
Răng là một trong những bộ phận có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. Răng khỏe mạnh sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn hiệu quả, bởi việc nghiền nát thức ăn trước khi nuốt là rất quan trọng. Nếu răng gặp vấn để thì quy trình này cũng sẽ bị ảnh hưởng, từ đó ảnh hưởng đến tổng thể sức khỏe của trẻ. Theo các chuyên gia nha khoa cho biết, tình trạng sâu răng ở trẻ em là bệnh mãn tính vã thường gặp hơn so với người lớn. Bởi vì, răng sữa thường có men răng mỏng, nhạy cảm và mỏng manh hơn so với răng vĩnh viễn. Do đó, nếu không chăm sóc răng tốt, các mảng bám thức ăn sẽ tích tụ dần và gây nên sâu răng.
Ở trẻ nhỏ, sâu răng là tình trạng men răng bị hư, bị phát hủy, mục nát dần. Thông thường, nếu bé không chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng thì nguy cơ sâu răng có thể xảy ra khi bé bước vào giai đoạn trẻ 6 tháng tuổi.
>> Tham khảo thêm: Trẻ mấy tháng mọc răng? Thứ tự, Dấu hiệu và Cách chăm sóc
Sâu răng ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm không? (Nguồn: Sưu tầm)
Các giai đoạn của sâu răng ở trẻ em
Tổn thương men răng
Men răng là lớp bảo vệ cứng bên ngoài cùng của răng được tạo bởi các khoáng chất. Vì là lớp ngoài cùng nên men răng thường xuyên tiếp xúc với nhiều loại thức ăn, axit, vi khuẩn,... Nếu vệ sinh răng miệng không kỹ, thì các mảng bám, vi khuẩn sẽ phá hủy men răng, làm mất đi các khoáng chất. Lúc này, bạn có thể quan sát thấy những đốm trắng nhỏ trên răng, đây chính là nơi bị mất khoáng chất. Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách sẽ phát triển thành sâu răng.
Phân hủy men răng
Các lớp khoáng chất trên răng bị mất mà không được điều trị, thì theo thời gian men răng sẽ bị phá hủy hay còn gọi là phân hủy men răng. Nếu những lỗ sâu răng không được chữa trị thì sẽ làm lây lan rộng hơn.
>> Tham khảo thêm: Trẻ sốt mọc răng: Dấu hiệu và kinh nghiệm chăm sóc
Sâu răng
Cấu tạo bên trong lớp men răng chính là ngà răng. Lớp ngà này mềm hơn men răng và rất nhạy cảm. Đồng thời, ngà răng chứa các dây thần kinh của răng, nếu tình trạng sâu răng ở trẻ em xảy ra mà không điều trị đúng cách, lớp men răng mất đi, trẻ sẽ dễ bị ê buốt răng, nhất là khi dùng đồ uống lạnh.
Tổn thương tủy răng
Tủy răng là lớp bên trong cuối cùng của răng. Tủy răng là nơi rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bởi bộ phận này bao gồm nhiều dây thần kinh, mạch máu để nuôi răng. Nếu tủy răng bị tổn thương sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khác như sưng nướu, răng bị kích ứng, gây ê buốt, đau đớn cho trẻ.
>> Tham khảo thêm: Chăm sóc trẻ mọc răng như thế nào? 12 dấu hiệu trẻ mọc răng
Áp xe răng
Áp xe răng là tình trạng vi khuẩn xâm nhập sâu vào tủy răng làm nhiễm trùng răng. Nếu không chữa trị kịp thời, tình trạng sẽ ngày càng nặng hơn, gây viêm nhiễm nặng nề, tạo thành mủ ở đáy răng. Nếu trẻ bị áp xe răng sẽ có cảm giác đau đớn và lan rộng ra đến xương hàm. Những triệu chứng có thể nhận biết trẻ bị áp xe răng đó chính là nướu bị sưng, mưng mủ, mặt và các hạch bạch huyết ở cổ bị sưng, sốt,...
Sâu răng nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến áp xe răng (Nguồn: Sưu tầm)
Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sâu răng ở trẻ em. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này:
Các dấu hiệu sâu răng ở trẻ em
Một số dấu hiệu sâu ở trẻ em mà bố mẹ nên quan tâm và đưa trẻ đi nha sĩ:
>> Tham khảo thêm: Giải mã nguyên nhân bé chậm mọc răng
Dấu hiệu sâu răng dễ biết nhất là răng bé xuất hiện những mảng màu vàng nâu (Nguồn: Sưu tầm)
Tác hại của sâu răng ở trẻ
Nhiều người vẫn chủ quan, không quan tâm đến vấn đề răng miệng cho trẻ mà không biết răng sâu cũng có thể gây ra những tai hại nghiêm trọng. Do đó, nếu phát hiện bé bị sâu răng dù ở mức độ nặng hay nhẹ thì bố mẹ cũng nên đưa con đi điều trị ngay.
Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh chia sẻ:
Không phải ai cũng hiểu hết tầm quan trọng và vai trò của những chiếc răng sữa đối với sức khỏe của trẻ. Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc nhai, nói, thẩm mỹ của khuôn mặt và tạo chỗ cho những chiếc răng vĩnh viễn mọc lên sau này. Răng vĩnh viễn mọc lên và phát triển ở bên dưới chiếc răng sữa. Nếu răng sữa bị sâu thì việc này cũng gây hại cho răng vĩnh viễn bên dưới. Vì vậy cần chữa trị kịp thời tình trạng sâu răng của răng sữa.
>> Tham khảo thêm: Chế độ dinh dưỡng chăm sóc răng miệng cho trẻ
Cách điều trị sâu răng ở trẻ em
>> Tham khảo thêm: Cách hạ sốt cho trẻ mọc răng đơn giản mẹ có thể thực hiện tại nhà
Phòng ngừa sâu răng ở trẻ em
>> Tham khảo thêm: Trẻ bị nôn không sốt: Nguyên nhân, Bố mẹ cần làm gì
Trên đây là những thông tin về sâu răng ở trẻ em mà bố mẹ cần lưu ý. Hãy tập cho bé thói quen chăm sóc răng miệng từ giai đoạn răng sữa để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này. Hơn nữa, chăm sóc răng miệng cho bé đúng cách ngăn chặn tình trạng sâu răng, gây cản trở quá trình ăn uống cũng như sức khỏe chung của cơ thể. Nếu mẹ còn bất cứ thắc mắc nào về chăm sóc sức khỏe cho bé, hãy ghé ngay Góc chuyên gia Huggies để đặt câu hỏi ngay nhé!
>> Tham khảo thêm bài viết liên quan: