Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Khi Nào Trẻ Thay Răng Sữa? Lưu Ý Gì Quan Trọng?

Một hàm răng đẹp sẽ mang lại cho chúng ta một nụ cười đẹp. Vì thế, ngay từ khi còn bé, bố mẹ hãy chuẩn bị cho bé một hàm răng khỏe đẹp bằng cách tìm hiểu các thời điểm bé mọc răng sữa, thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn. Bài viết sau đây, sẽ gửi đến bạn những thông tin hữu ích về quá trình thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn của bé. Hãy cùng tham khảo nhé!

>> Tham khảo thêm:

  • Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ từ 0-18 tuổi theo WHO, Việt Nam
  • Trẻ mấy tháng biết ngồi? Cách giúp bé ngồi cứng cáp hơn
  • Quá trình sinh lý thay răng sữa của trẻ

    Khi trẻ bắt đầu được 6 tháng tuổi thì sẽ có dấu hiệu mọc răng, những chiếc răng đầu tiên của bé chính là răng sữa. Răng sữa sẽ phát triển rồi tự lung lay hoặc tự rụng theo quy luật nhất định, và thay bằng những chiếc răng vĩnh viễn. Trên thực tế, trước khi răng vĩnh viễn xuất hiện và phát triển, thì dưới chân răng sữa sẽ dần mọc “mầm răng”. Sau đó, mầm răng sẽ phát triển thành răng vĩnh viễn và làm rụng tiêu đi răng sữa.

    >> Tham khảo thêm: Trẻ mấy tháng mọc răng? Thứ tự, Dấu hiệu và Cách chăm sóc

    Quá trình sinh lý thay răng sữa của trẻ

    Quá trình sinh lý thay răng sữa có phức tạp không? (Nguồn: Sưu tầm)

    Thời gian mọc răng vĩnh viễn và thay răng sữa

    Trình tự thay răng sữa ở trẻ em

    Trình tự thay răng sữa ở trẻ nhỏ sẽ diễn ra theo từng mốc thời gian như sau:

  • Khi bé từ 5-7 tuổi sẽ thay răng cửa giữa.
  • Khi bé từ 7-8 tuổi sẽ thay răng cửa bên.
  • Khi bé từ 9-10 tuổi sẽ thay răng hàm sữa thứ nhất.
  • Khi bé từ 10-11 tuổi sẽ thay răng nanh sữa.
  • Khi bé từ 11-12 tuổi sẽ thay răng hàm sữa thứ hai.
  • >> Tham khảo thêm: Trẻ sốt mọc răng: Dấu hiệu và kinh nghiệm chăm sóc

    Trình tự mọc răng vĩnh viễn ở trẻ

    Khi bé bước vào tuổi thay răng sữa, những gốc chân răng sữa sẽ dần mất đi và thay vào đó là các mầm răng vĩnh viễn dần phát triển. Trình tự mọc răng vĩnh viễn ở trẻ như sau:

  • Sẽ mọc các răng vĩnh viễn cửa giữa khi bé đủ 5-7 tuổi
  • Sẽ mọc các răng cửa bên vĩnh viễn khi bé đủ 7-8 tuổi
  • Sẽ mọc các răng tiền hàm thứ nhất khi bé từ 9-10 tuổi
  • Mọc các răng nanh vĩnh viễn khi bé từ 10-11 tuổi.
  • Sẽ mọc các răng tiền hàm thứ 2 khi bé từ 11-12 tuổi.
  • Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh chia sẻ:

    bac si

    Lịch mọc răng mang tính chất tham khảo, mỗi bé sẽ xê xích nhau một tý. Nếu bé có biểu hiện chậm mọc hay thay răng theo lịch, ba mẹ nên đi khám nha sĩ để kiểm tra. Một số trường hợp đặc biệt các bé không có mầm răng vĩnh viễn nên không mọc răng mới, gọi là thiếu răng bẩm sinh và duy trì suốt đời.

     

    bac si

    >> Tham khảo thêm: Các giai đoạn phát triển của trẻ - Chăm sóc bé

    Trình tự mọc răng vĩnh viễn ở trẻ

    Bé bao nhiêu tuổi thì bắt đầu thay răng sữa? (Nguồn: Sưu tầm)

    Có nên tự nhổ răng sữa cho bé?

    Bố mẹ có thể căn cứ vào thời gian mọc răng vĩnh viễn này để có thể can thiệp, giúp răng bé mọc lên đều và đẹp hơn. Bằng cách tự nhổ răng cho bé tại nhà vào những giai đoạn thay răng sữa nhất định để răng vĩnh viễn mọc lên đều và đẹp hơn.

    Thông thường, việc nhổ răng tại nhà khi bé bước vào giai đoạn thay răng là điều hết sức bình thường, bố mẹ có thể tự thực hiện tại nhà cho bé. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng cách hoặc nhổ răng sữa không đủ vào giai đoạn thay răng sẽ làm ảnh hưởng đến bé. Việc nhổ răng cho bé tại nhà sai cách có thể khiến bé bị đau, ra máu chân răng, tổn thương nướu hoặc bị viêm nướu.

    Ngoài ra, trong một số trường hợp, bé có thể mắc các bệnh lý khác như suy giảm miễn dịch, đái tháo đường type 1, bệnh tim bẩm sinh, hoặc cơ địa bé dễ bị nhiễm trùng, tổn thương,... thì bố mẹ không nên tự ý nhổ răng tại cho cho con. Nếu chẳng may, việc nhổ răng tại nhà bị nhiễm trùng sẽ rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây nên nhiễm trùng máu, suy đa cơ quan, sốc nhiễm trùng, nặng hơn có thể tử vong.

    Do đó, nếu bậc phụ huynh nào không biết cách nhổ răng tại nhà cho bé, thì có thể đưa bé đến nha khoa để đảm bảo an toàn cho bé. Các bác sĩ tại đây sẽ kiểm tra và có phương pháp xử lý phù hợp, giúp răng bé mọc đều và đẹp hơn.

    Lưu ý khi nhổ răng tại nhà cho bé

    Nếu bé có sức khỏe ổn định, không mắc các bệnh lý đặc biệt khác, răng sữa đã đến thời kỳ thay thì bố mẹ có thể nhổ răng tại nhà cho con bằng cách tham khảo những lưu ý sau:

  • Cần phải làm sạch tay bằng nước và xác phòng. Sau đó lau tay thật khô trước khi tiến hành nhổ răng cho bé.
  • Trước khi nhổ răng, nên khuyến khích bé dùng lưỡi hoặc tay sạch của mình để tự làm lung lay răng. Có thể dùng lưỡi làm cho răng bật gốc, tự rơi ra ngoài.
  • Không nên làm cho bé hoảng loạn hoặc có những tác động quá sức khi nhổ răng tại nhà con con.
  • Trong khi nhổ răng, bố mẹ nên dùng một băng gạc sạch để cầm vào thân răng. Sau đó dùng lực xoay nhẹ răng sẽ tự rơi ra.
  • Khi nhổ răng xong, nên cho bé súc miệng với nước muối, rồi để bé cắn 1 viên gòn cầm máu khoảng 10 phút.
  • Cuối cùng, mẹ nên kiểm tra nướu tại vị trí nhổ răng để đảm bảo rằng chân răng cũ không còn sót lại.
  • >> Tham khảo thêm: Vì sao trẻ chậm mọc răng? Giảm đau khi mọc răng

    Một hàm răng đẹp là một trong những điều mà ai ai cũng mong muốn có được. Do đó, ngay từ khi còn bé, bố mẹ nên chăm sóc răng miệng cho bé thật kỹ. Đặc biệt, khi con bước vào giai đoạn thay răng sữa, bố mẹ nên quan tâm đến con, để có những biện pháp xử lý răng miệng hợp lý. Từ đó, quá trình thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn diễn ra thành công, bé sẽ có một hàm răng đẹp, nụ cười tự tin.

    >> Tham khảo thêm:

  • Bé mấy tháng biết lật? Dấu hiệu bé sắp biết lật
  • Trẻ mấy tháng biết bò & Dấu hiệu bé sắp biết bò rõ nhất
  • Sự phát triển về khả năng ngôn ngữ ở bé
  • EmptyView

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    ;