Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

tại sao trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Cơ thể trẻ nhỏ luôn mỏng manh, nhạy cảm và phát triển chưa toàn diện, nên thường dễ mắc bệnh, nhất là về rối loạn tiêu hóa. Nếu chẳng may, trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ cần phải bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân để có cách điều trị kịp thời. Để hiểu rõ hơn về tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ, hãy tham khảo bài viết này cùng Huggies nhé.

>> Tham khảo thêm:

  • Trẻ ho về đêm: 8 nguyên nhân & cách trị nhanh tại nhà hiệu quả
  • Trẻ bị nôn không sốt: Nguyên nhân, Bố mẹ cần làm gì
  • Rối loạn tiêu hóa trẻ em là gì?

    Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng trẻ gặp vấn đề về hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn do cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường. Từ đó, gây ra những cơn đau bụng, gây khó chịu cho trẻ. Đối với trẻ nhỏ, khi mẹ thấy trẻ sơ sinh xì hơi nhiều hơn bình thường, kèm theo chướng bụng và nôn trớ thì đó có thể là dấu hiệu hệ tiêu hóa của trẻ không được ổn.

    Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, quá trình phát triển của bé. Khi hệ tiêu hóa gặp vấn đề, việc tiêu thụ và hấp thu các chất dinh dưỡng bị hạn chế, khiến cơ thể bé không được cung cấp đủ các chất. Từ đó, dẫn đến các hệ lụy khác như: Suy giảm hệ miễn dịch, chậm phát triển về trí tuệ và thể chất, các chỉ số về cân nặng sụt giảm so với bảng cân nặng trẻ sơ sinh.... Hơn nữa, nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi còn bé, khi lớn lên cũng dễ bị mắc bệnh rối loạn về tiêu hóa hơn so với những đứa trẻ khác, vì bộ máy tiêu hóa đã bị tổn thương.

    >> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị đầy bụng: Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí

    Rối loạn tiêu hóa trẻ em là gì?

    Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ là gì? (Nguồn: Sưu tầm)

    Dấu hiệu bé bị rối loạn tiêu hóa dễ nhận biết nhất

    Táo bón

    Dấu hiệu đầu tiên mà bạn có thể nhận biết bé bị rối loạn tiêu hóa đó là táo bón. Táo bón là tình trạng trẻ không đi ngoài từ 2-3 ngày, mỗi lần đi phân khô và cứng, bụng cứng, đi ngoài bị đau, hoặc đau bụng nhưng không đi ngoài được,... Táo bón làm cho trẻ kén ăn, suy dinh dưỡng, chậm lớn.

    Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón đó là do mẹ đã cho bé ăn uống không hợp lý, thức ăn của bé không đủ lượng, ít chất xơ, không ăn rau quả hoặc mẹ đã pha sữa quá đặc. Ngoài ra, tâm lý của trẻ cũng khiến trẻ bị táo bón như việc nhịn đi cầu ở trường học làm cho kích thước đại tràng thay đổi, nên phân phải dồn nhiều ngày mới kích thích đi tiêu. Ngoài ra, một số trẻ ăn dặm bị táo bón do thực đơn không thích hợp,...

    Bên cạnh đó, táo bón cũng thường gặp ở những đứa trẻ sinh non, suy giáp, bị nứt hậu môn, trẻ bị phình đại tràng bẩm sinh, có mẹ bị sản giật kèm hạ magie,...

    >> Tham khảo thêm:

  • Trẻ bị táo bón nên uống thuốc gì hiệu quả, an toàn?
  • Trẻ bị táo bón nên ăn gì? Cẩm nang cho cha mẹ
  • Nôn trớ

    Nôn trớ là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, vì lúc này hệ tiêu hóa của con vẫn còn non nớt, chưa phát triển toàn diện. Nếu như bé bú quá no hoặc mẹ cho con bú cữ quá gần cũng sẽ khiến bé dễ bị nôn trớ. Tình trạng nôn trớ này cũng có thể xảy ra ở những bé có độ tuổi lớn hơn, nếu hệ tiêu hóa của con yếu hoặc chưa hoàn toàn phát triển cũng sẽ gặp tình trạng này.

    >> Tham khảo thêm: Vì sao trẻ bị nôn trớ và 4 mẹo hạn chế nôn trớ ở trẻ

    Đi ngoài phân nát

    Triệu chứng thường gặp nhất khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa đó chính là đi ngoài phân nát. Nguyên nhân là do thức ăn không được tiêu hóa, hệ tiêu hóa gặp vấn đề nên thức ăn nhanh chóng bị đẩy ra ngoài. Khi trẻ gặp tình trạng này thường bị mất nước hoặc người mệt mỏi. Mẹ cần phải có biện pháp xử lý kịp thời, không để tình trạng này kéo dài nếu không có thể dẫn đến tử vong.

    >> Tham khảo thêm: Trẻ uống sữa công thức đi ngoài màu xanh có đáng lo không?

    Đi phân sống

    Để nhận biết bé đi phân sống, mẹ có thể quan sát qua các dấu hiệu như: bé đi phân lỏng, có chất nhầy, thậm chí có cả máu nếu tình trạng chuyển nặng.

    Với trẻ nhỏ thì sự cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột vẫn không bằng người lớn. Nếu như hại khuẩn trong đường ruột chiếm trên 15% thì việc tiêu hóa thức ăn, hấp thụ những dưỡng chất, bài thải các chất cặn bã ra ngoài cũng sẽ bị rối loạn.

     Dấu hiệu bé bị rối loạn tiêu hóa dễ nhận biết nhất

    Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ thường dễ quấy khóc (Nguồn: Sưu tầm)

    Nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa

    Thức ăn không vệ sinh

    Như mẹ đã biết, hệ đường ruột của trẻ nhỏ chưa phát triển toàn diện, nên cần chú ý trong quá trình chế biến thức ăn. Nếu cho bé ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh, hay ăn thức ăn để nguội quá lâu, thức ăn ôi thiu, thức ăn chưa được chế biến kỹ,... sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

    Dinh dưỡng không hợp lý

    Khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh là một trong những điều mà bố mẹ cần phải để tâm. Việc dinh dưỡng cho bé không hợp lý cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa . Có thể, trẻ đã ăn một nhóm thực phẩm nào đó quá nhiều, hoặc khẩu phần ăn có quá nhiều mỡ và protein chẳng hạn.

    >> Tham khảo thêm: Chế độ dinh dưỡng 0-12 tháng tuổi: Ăn gì, lượng ăn bao nhiêu

    Loạn khuẩn đường ruột

    Loạn khuẩn đường ruột hay còn gọi là sự mất cân bằng về lợi khuẩn và hại khuẩn có trong đường ruột của bé. Nếu 2 yếu tố lợi và hại khuẩn không được duy trì ổn định và cân bằng sẽ là nguyên nhân làm cho hệ đường ruột của con bị rối loạn, khó tiêu hóa.

    Biểu hiện của loạn khuẩn đường ruột đó là trẻ bị tiêu chảyi, đi ngoài nhiều, có chất nhầy kèm phân lỏng, thậm chí có lúc kèm theo máu.

    >> Tham khảo thêm: Men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Dùng sao cho đúng?

    Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

    Thuốc kháng sinh có công dụng điều trị nhiễm trùng, tuy nhiên nếu phải dùng quá nhiều thuốc kháng sinh có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa. Vì tác dụng phụ của thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt cả các hại khuẩn và lợi khuẩn trong đường ruột, khiến việc hấp thu dinh dưỡng, tiêu hóa của con trở nên kém hiệu quả.

    Nguyên nhân bệnh lý

    Một nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa nữa cũng có thể là do bé mắc các bệnh lý về hệ đường ruột như: Viêm dạ dày, viêm ruột, viêm đại tràng, viêm loét dạ dày tá tràng,... Những bệnh lý này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hệ tiêu hóa của trẻ nên cần phải điều trị kịp thời và dứt điểm.

    Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh chia sẻ:

    bac si

    Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa có thể là biểu hiện của đường ruột như viêm ruột, loét dạ dày, viêm đại tràng, trào ngược dạ dày thực quản… nhưng cũng có thể biểu hiện của các bệnh lý ngoài đường tiêu hóa như: viêm cơ tim, tim bẩm sinh, thoát vị hoành, viêm não, màng não… Do đó, một khi bé có các biểu hiện bất thường của đường tiêu hóa kéo dài không cải thiện với các điều trị cơ bản tại nhà, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra nguyên nhân và nhanh chóng điều trị cho phù hợp nhé.

     

    bac si

    >> Tham khảo thêm: Trẻ bị nôn không sốt: Nguyên nhân, Bố mẹ cần làm gì

    Nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa

    Loạn khuẩn đường ruột cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa (Nguồn: Sưu tầm)

    Điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa sẽ chậm phát triển, suy dinh dưỡng, thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện về trí tuệ. Do đó, để điều trị bệnh lý này, mẹ cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho bé, hoặc có thể tham khảo một vài biện pháp sau đây:

  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Cho bé ăn chín uống sôi, ăn thức ăn được chế biến an toàn, không cho bé dùng những thực phẩm quá hạn hoặc thức ăn để nguội quá lâu.
  • Ưu tiên những thực phẩm dễ tiêu hóa: Mẹ nên nấu đồ ăn cho bé chín mềm hơn so với người lớn, có thể thái nhỏ hoặc nghiền nhuyễn thức ăn để bé dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Ngoài những bữa ăn chính, mẹ có thể cho bé ăn thêm những bữa ăn phụ để bổ sung đủ nhóm dinh dưỡng, dưỡng chất cho bé.
  • Bổ sung thêm các thực phẩm tăng cường tiêu hóa: Mẹ có thể cho bé dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa như: Sữa chua, váng sữa, các loại men vi sinh, trái cây,...
  • Rèn luyện thể chất cho bé: Bố mẹ nên tập cho bé thói quen luyện tập thể dục thể thao, vận động hợp lý để hỗ trợ cho hệ tiêu hóa.
  • Áp dụng các mẹo dân gian: Mẹ có thể học theo các mẹo dân gian như cho bé ăn cà rốt, hồng xiêm xanh, nước lá ổi, nước gừng,... để giúp cải thiện tình trạng khó chịu này ở trẻ.
  • >> Tham khảo thêm: Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì để nhanh khỏi? 

    Trên đây là những thông tin về chủ đề trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu thiên thần nhỏ của mẹ gặp phải tình trạng rối loạn về tiêu hóa, tốt nhất mẹ nên đưa trẻ đi khám kịp thời, để được chẩn đoán và điều trị với phương pháp hợp lý nhất nhé. Nếu mẹ còn thắc mắc gì về việc chăm sóc sức khỏe cho bé, hãy đặt câu hỏi tại Góc chuyên gia Huggies nhé!

    >> Tham khảo thêm bài viết liên quan:

  • Trẻ bị hăm cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
  • Trẻ sơ sinh bị đầy bụng: Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí
  • Trẻ sơ sinh bị nấc cụt: Nguyên nhân và cách chữa trị cho bé
  • EmptyView

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    ;