Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Trẻ đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân, cách điều trị

trẻ đi ngoài ra máu

Trẻ đi ngoài ra máu có rất nhiều nguyên nhân. Thông thường, nhiều phụ huynh cho rằng trẻ đi ngoài ra máu là do con bị táo bón. Tuy nhiên, không nên chủ quan mà cần phải tìm hiểu rõ các nguyên nhân để có cách điều trị hợp lý. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến liên quan đến tình trạng đi ngoài ra máu ở trẻ nhỏ, hãy cùng tham khảo với Huggies nhé!

>> Tham khảo thêm:

  • Trẻ bị tiêu chảy: Nguyên nhân và cách chữa
  • Trẻ bị táo bón nên uống thuốc gì hiệu quả, an toàn?
  • Trẻ đi ngoài ra máu là hiện tượng gì?

    Trẻ đi ngoài ra máu là hiện tượng bé đi ngoài với phân đen, phân đỏ sậm hoặc có khi bé đi ngoài với máu đỏ tươi. Bên cạnh đó, phân bé đi còn kèm theo chất nhầy và mùi hôi bất thường, rất khó chịu. Thông thường, bé gặp tình trạng đi ngoài ra máu sẽ kèm theo những bệnh lý đi kèm như: Nôn ói, sưng nóng hậu môn, đau quặn bụng, khó chịu, mệt mỏi,... Nếu bé nhà bạn gặp phải tình trạng này cần phải đưa bé đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời, không sẽ rất nguy hiểm.

    >> Tham khảo thêm: Trẻ bị nôn không sốt: Nguyên nhân, Bố mẹ cần làm gì

     Trẻ đi ngoài ra máu là hiện tượng gì

    Trẻ đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? (Nguồn: Sưu tầm)

    Nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu

    Bệnh kiết lỵ

    Kiết lỵ là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ gặp vấn đề về đường ruột, trẻ đi ngoài ra máu. Nguyên nhân do đường ruột đang bị tấn công bởi nhiều vi khuẩn, virus, động vật nguyên sinh hoặc ký sinh trùng,.. Đặc biệt, thường gặp nhất là trực khuẩn Shigella và amip Entamoeba histolytica. Trẻ bị kiết lỵ ngoài việc đi đại tiện ra phân lỏng, còn thường kèm theo nhiều triệu chứng khác như: Đi ngoài nhiều lần, phân có chất nhầy, có bọt hơi, bé đau bụng và thường quấy khóc,...

    Polyp đại – trực tràng

    Bệnh lý này thường gặp ở người lớn hơn, tuy nhiên trẻ con cũng có thể bị Polyp đại - trực tràng nếu trẻ bị béo phì, ăn quá nhiều dầu mỡ, chất béo, ăn nhiều thịt đỏ và ăn ít chất xơ trong khẩu phần ăn.

    Thông thường, Polyp đại - trực tràng không có triệu chứng gì dễ nhìn thấy, chỉ là nếu polyp gia tăng về kích thước có thể dẫn đến tình trạng bé đi tiêu có máu và chảy máu ngoài trực tràng. Một trong những biến chứng nặng và nguy hiểm nhất của Polyp đại - trực tràng đó là gây tắc đường ruột, rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.

    >> Tham khảo thêm: Làm gì khi trẻ sơ sinh đi phân có bọt, phân lỏng?

    Thiếu vitamin K

    Vitamin K đóng một vai trò quan trọng trong công đoạn điều chỉnh sự đông đặc của máu, cần thiết để hỗ trợ đông máu., nếu bé thiếu vitamin K cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu. Thông thường, những bé dưới 6 tuổi thường dễ bị thiếu vitamin K vì nguồn dinh dưỡng chính của con chỉ từ sữa mẹ. Nếu mẹ không có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đủ nhóm chất thì bé bị thiếu vitamin K là điều có thể xảy ra.

    Lồng ruột cấp tính

    Lồng ruột là hiện tượng một đoạn ruột bị lộn ngược lại và chui vào trong một đoạn ruột ở gần bên. Bệnh lý này thường gặp ở các bé dưới 2 tuổi. Bé bị lồng ruột sẽ đi ngoài ra phân có máu, kèm theo dịch nhớt nhiều. Nếu không chữa trị kịp bệnh lồng ruột kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho bé.

    >> Tham khảo thêm: Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài phân màu xanh

    Bệnh Crohn

    Bệnh Crohn là bệnh về đường ruột, thường do di truyền. Bệnh Crohn khiến cho các mô ruột bị viêm nặng nề, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, khó hấp thu các chất dinh dưỡng, khiến bé dễ tiêu chảy và đi ngoài ra máu.

    Thương hàn

    Thương hàn là một trong những nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu. Bệnh này do Salmonella Typhi gây nên, làm nhiễm trùng hệ tiêu hóa. Loại vi trùng này không chỉ sống ở đường ruột mà còn có thể lây lan ra khắp nơi trên cơ thể. Triệu chứng của thương hàn là sốt cao đến 40 độ, đi ngoài ra máu, phát ban toàn thân, ra mồ hôi bất thường,...

    >> Tham khảo thêm: Trào ngược ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

    Thương hàn, lồng ruột cấp tính là những nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu

    Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu mà bố mẹ cần phải biết (Nguồn: Sưu tầm)

    Khi nào những dấu hiệu trẻ đi ngoài ra máu là nguy hiểm?

    Thực tế, bất kỳ dấu hiệu trẻ đi ngoài ra máu nào cũng đều rất nguy hiểm. Bởi vì, những nguyên nhân gây ra tình trạng phân có máu đều có thể gây ra những biến chứng khó lượng, vô cùng nguy hiểm.

  • Mức độ nhẹ: Trẻ đi ngoài ra máu ít, trẻ vẫn hoạt động tốt, sức khỏe ổn định, ăn uống ngoan,...
  • Mức độ nặng bố mẹ cần quan tâm: Trẻ đi ngoài ra máu nhiều lần, ra máu nhiều, kèm dịch nhầy, mùi hôi bất thường, phân toàn máu, máu không cầm,...
  • Do đó, nếu phát hiện bé đi ngoài ra máu dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa, tốt nhất bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra, thăm khám và có các điều trị đúng cách, kịp thời.

    >> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị khò khè: Cách nhận biết, nguyên nhân và hướng xử lý

    Khi nào những dấu hiệu trẻ đi ngoài ra máu là nguy hiểm

    Nếu trẻ đi ngoài ra máu thường hay quấy khóc, đau bụng quằn quại là rất nguy hiểm (Nguồn: Sưu tầm)

    Khi nào trẻ đi ngoài ra máu cần đến gặp bác sĩ?

    Nếu bé đi cầu ra máu nhiều với tình trạng đau đớn, thì bố mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để thăm khám ngay. Dưới đây là một vài dấu hiệu mà bố mẹ cần đưa bé đi bệnh viện ngay:

  • Đi ngoài với phân đẫm máu
  • Đi ngoài ra máu nhiều lần, kéo dài khoảng hơn 2 tuần
  • Người bé mệt mỏi, suy giảm thể lực, sức khỏe
  • Bảng cân nặng trẻ sơ sinh sụt nhanh
  • Sốt cao, buồn nôn hoặc nôn ói nhiều
  • Đau bụng, sưng bụng
  • Khi cho tay sờ vào bụng bé thấy có cục khối nổi lên
  • Hình dạng phân bất thường
  • Đi đại tiện và tiểu tiện không kiểm soát.
  • Ngoài ra, nếu bé có những dấu hiệu đau bụng quằn quại, nôn ói, sốt,... thì cũng có thể bé đang mắc bệnh liên quan đến đường ruột như thủng ruột, xoắn ruột, lồng ruột,...

    Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh chia sẻ:

    bac si

    Đi ngoài ra máu là một biểu hiện bất thường của đường tiêu hóa bắt buộc mẹ đưa bé đến bệnh viện để tìm nguyên nhân. Các nguyên nhân có thể lành tính cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng nên ba mẹ không được tự trị tại nhà. Các nguyên nhân có thể nhẹ như bón, nứt hậu môn, dị ứng sữa… hay nặng như lỵ, túi thừa Meckel xuất huyết, lồng ruột…

     

    bac si

    >> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị sôi bụng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị

    Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị đi ngoài ra máu?

    Khi trẻ đi ngoài ra máu, ngoài việc bố mẹ nên đưa bé đi khám, chữa trị và theo dõi tình hình sức khỏe thì bố mẹ cũng cần phải làm những điều sau đây:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé
  • Bổ sung đủ chất xơ, cho bé ăn nhiều hoa quả
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể cho bé, tắm rửa, vệ sinh tay chân miệng đúng cách, thường xuyên
  • Cho con vận động nhiều, rèn luyện thể dục thể thao, di chuyển nhiều
  • Đối với trẻ sơ sinh còn bú, mẹ nên đổi sữa nếu thấy trẻ đi ngoài có máu kèm những dấu hiệu bất thường. Mẹ cũng nên xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng để tốt cho sự phát triển của con.
  • Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo thêm tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 11 tuổi để có thể xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé.

    Trên đây là những chia sẻ về tình trạng trẻ đi ngoài ra máu mà mẹ có thể tham khảo. Hy vọng, với những chia sẻ này sẽ giúp mẹ cảm thấy bớt lo lắng khi bé chẳng may gặp tình trạng trên. Việc cần làm là phải thật bình tĩnh xử lý, sau đó đưa con đến bệnh viện để kiểm tra mẹ nhé. Nếu mẹ có thắc mắc gì về quá trình chăm sóc bé, đừng quên ghé Góc chuyên gia của Huggies để tìm hiểu thêm mẹ nhé!

    >> Tham khảo thêm những bài viết liên quan:

  • Trẻ bị hăm cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
  • Trẻ bị đau mắt đỏ: nguyên nhân và cách chữa
  • Trẻ sơ sinh bị nấc cụt: Nguyên nhân và cách chữa trị cho bé
  • EmptyView

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    ;