Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt

Hiện nay, tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt xảy ra rất phổ biến, đặc biệt là đối với những bé sinh non thiếu tháng. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là như thế nào? Căn bệnh này có đặc biệt nguy hiểm hay không? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau đây của Huggies.

>> Tham khảo thêm:

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt và toàn thân

Phân biệt tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt sinh lý và bệnh lý

Vàng da vàng mắt sinh lý

Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt sinh lý sẽ biến mất sau thời gian ngắn, nó có thể xuất hiện sau sinh 24 giờ và mất đi sau tầm 1 tuần (khoảng 2 tuần đối với trẻ sinh non). Mẹ có thể thử áp cụng các mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh theo dân gian để chữa cho bé. Có một số biểu hiện của trẻ sơ sinh khi bị vàng da vàng mắt sinh lý như:

  • Bé bị vàng nhẹ với các vùng như: mắt, cổ, ngực, mặt, vùng bụng.
  • Trẻ chỉ bị vàng da thông thường và không đi kèm theo với một số triệu chứng khác lạ như: gan lách to, bỏ bú, thiếu máu, sốt, khóc quấy,… Bố mẹ không cần dùng đến cách hạ sốt nhanh cho trẻ.
  • Nồng độ bilirubin/máu không vượt quá 12mg% đối với những bé sinh đủ tháng và không vượt quá 5mg% đối với bé sinh thiếu tháng.
  • Ngoài ra, với chỉ số bilirubin/máu trong vòng 24 giờ sau khi sinh không được vượt quá ngưỡng 5mg%.
  • >> Tham khảo thêm: Trẻ sốt về đêm: Nguyên nhân và cách hạ sốt cho trẻ tại nhà

    Vàng da vàng mắt bệnh lý

    Phần lớn nếu trẻ bị vàng da do bệnh lý sẽ có biểu hiện như sau:

  • Bị vàng toàn thân bao gồm cả lòng bàn chân và tay, đặc biệt với các bé có mắt vàng và kết mạc.
  • Sau khi sinh 1 tuần tình trạng vàng da không biến mất đối với bé đủ tháng và sau 2 tuần đối với bé thiếu tháng.
  • Chỉ số bilirubin/máu cao hơn với ngưỡng bình thường.
  • Trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường đi kèm như: thân nhiệt hạ, co giật, lừ đừ, hôn mê,...
  • >> Tham khảo thêm: Phân biệt vàng da sơ sinh bệnh lý và sinh lý

    Phân biệt trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt sinh lý và bệnh lý

    Trẻ em sơ sinh bị vàng da mắt có hai loại là vàng da vàng mắt sinh lý và bệnh lý (Nguồn: Sưu tầm)

    Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt có nguy hiểm không?

    Đối với trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt sinh lý thì không có gì đáng ngại, nhưng đối với các bé bị vàng da mắt bệnh lý thì khá ảnh hưởng và nguy hiểm. Nếu phụ huynh không chữa trị sớm thì trẻ sẽ gặp một số biến chứng trầm trọng như sau:

  • Bilirubin não cấp tính: Tình trạng này có biểu hiện là trẻ ngủ li bì, thân nhiệt trẻ sơ sinh cao, không tập trung, bỏ bú. Trong đó, bilirubin sẽ gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bảo của bé gây nên biến chứng nguy hiểm.
  • Vàng da nhân: Ở tình trạng này, chỉ số bilirubin sẽ vượt quá ngưỡng cho phép và gan không kịp đào thải các chất độc trong cơ thể, từ đó khiến bé bị vàng da nhân. Lúc này, não của trẻ bị tổn thương khó có thể phục hồi nên dễ gây ra bại não, hoặc nặng hơn là trẻ sẽ bị tử vong.
  • Do vậy, khi các bé sơ sinh bị vàng da vàng mắt bệnh lý thì bố mẹ cần phải có những biện pháp xử lý nhanh nhất, cho bé đi khám bác sĩ trước 7 ngày sau khi sinh để ngăn ngừa các nguy cơ tổn thương não.

    >> Tham khảo thêm: Vì sao trẻ bị sổ mũi? Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

    Nguyên nhân gây vàng da vàng mắt ở trẻ sơ sinh

    Vàng da sinh lý

    Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt phần lớn là do sinh lý gây ra, bởi gan của con chưa phát triển hoàn thiện dẫn đến tích tụ bilirubin trong máu. Bởi vậy, trẻ sinh non càng có nguy cơ bị vàng da mắt sinh lý cao hơn so với các bé sinh đủ ngày tháng.

    Nguyên nhân do trẻ bú mẹ

    Trẻ sơ sinh không được bú sữa mẹ đầy đủ cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng vàng da mắt. Ngoài ra, nếu sữa mẹ không đảm bảo chất dinh dưỡng cũng dễ khiến cho bé mắc phải triệu chứng này. Vì vậy, người mẹ cần phải bổ sung chất dinh dưỡng sau sinh, đồng thời cho con bú theo hướng dẫn của y bác sĩ để con có thể nhanh chóng hồi phục thể trạng.

    Bất đồng về nhóm máu giữa mẹ và con

    Trẻ sơ sinh bị phân tán về nhóm máu sẽ không tương thích với mẹ, trong suốt quá trình sinh con nếu mẹ có chấn thương nào xảy ra có thể sẽ di chuyển thẳng vào máu của người mẹ. Lúc đó, các kháng thể sẽ nhỏ hơn và di chuyển ngược vào máu của thai nhi, làm tiêu diệt hồng cầu của trẻ ngay từ trong bụng. Hiện tượng này sẽ dẫn tới khi sinh bé ra bị vàng da vàng mắt, bị tán huyết. Bác sĩ sẽ theo dõi về tình trạng của trẻ và đưa ra cách khắc phục phù hợp trong việc thay máu hay truyền máu.

    >> Tham khảo thêm: Bất đồng nhóm máu mẹ con ABO có nguy hiểm & Cách chữa

    Trẻ bị mắc bệnh thiếu máu

    Khi bé bị mắc bệnh thiếu máu cũng là một trong những nguyên do ảnh hưởng đến tình trạng vàng mắt. Lúc này, mọi tế bào của trẻ sẽ bị đông cứng khiến hồng cầu máu mắc kẹt trong mạch máu, khiến oxy và máu sẽ không lưu truyền đến các các bộ phận khác của cơ thể. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng khá trầm trọng và nguy hiểm đến tính mạng của con trẻ.

    >> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị khò khè: Cách nhận biết, nguyên nhân và hướng xử lý

    Trẻ sơ sinh bị mắc bệnh viêm gan B

    Khi bé mắc bệnh viêm gan B cũng là nguyên nhân khiến cho da và mắt bị vàng. Thường các triệu chứng của căn bệnh viêm gan B không rõ ràng, vì vậy phụ huynh cần chú ý kĩ các biểu hiện khác lạ của bé, cụ thể như:

  • Ở trong lòng mắt và toàn thân của con đều chuyển sang màu vàng.
  • Trẻ thường xuyên cáu kỉnh và khóc quấy.
  • Nước tiểu của bé sẽ có màu đục hơn bình thường.
  • Bỏ bú, nôn ói, đi phân lỏng và sốt cao.
  • Khi mắc bệnh viêm gan B, cha mẹ cần đưa con đi khám càng sớm càng tốt để bảo vệ tối ưu sức khỏe cho con.

    >> Tham khảo thêm: Lịch tiêm chủng cho bé từ 0-10 tuổi bố mẹ cần lưu ý

    Nguyên nhân gây vàng da vàng mắt ở trẻ sơ sinh

    Trẻ mắc bệnh thiếu máu hoặc viêm gan B là những nguyên nhân khiến trẻ bị vàng da vàng mắt (Nguồn: Sưu tầm)

    Cách phòng tránh trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt

    Khi bố mẹ phát hiện con có các dấu hiệu về vàng da thì có thể tự phòng ngừa để tránh gây nên các biến chứng trầm trọng hơn, cụ thể sau đây:

  • Sau khi sinh, mẹ cần cho con bú ngay để luôn đảm bảo được lượng dinh dưỡng từ sữa mẹ.
  • Nếu mẹ ít sữa thì có thể chọn các loại sữa công thức chất lượng cho con bú.
  • Mẹ nên chú ý theo dõi con trong 5 đến 7 ngày đầu sau sinh để nhận biết các triệu chứng vàng da, nếu thấy các biểu hiện lạ phải cho con đi khám ngay.
  • Cách điều trị trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt

    Nếu trẻ bị vàng da sinh lý thì không cần điều trị sẽ tự hết, ngược lại đối với vàng da bệnh lý cần phải giảm mức bilirubin trong máu và ngăn ngừa chứng bệnh vàng da nhân. Các cách điều trị bao gồm:

  • Ngăn ngừa vàng da: Cho con ăn sớm, ăn đúng lượng cần thiết, tránh để mất nước.
  • Giảm bilirubin trong máu:
  • + Chiếu đèn: Sử dụng ánh sáng có bước sóng và độ quang phổ phù hợp để rọi đèn cho bé, đây là biện pháp an toàn, đơn giản và tiết kiệm chi phí nhất tính đến nay,

    + Thay máu: Rút máu của bé và thay máu khác tương thích, đây là biện pháp chứa nhiều nguy cơ, được sử dụng cho trẻ bị vàng da nhân hoặc bị vàng da nặng.

    + Truyền Immunoglobulin: Truyền kháng thể miễn dịch cho bé nhằm giảm tình trạng vàng da.

  • Bổ sung dinh dưỡng cho người mẹ: Mẹ cần phải ăn uống đa dạng các loại thực phẩm dinh dưỡng, đầy đủ các nhóm chất để sữa mẹ có đủ dưỡng chất cho con.
  • >> Tham khảo thêm: Chế độ sau sinh nên ăn gì để tốt cho mẹ và bé

    Cách điều trị trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt

    Chiếu đèn là biện pháp an toàn, đơn giản và tiết kiệm chi phí nhất (Nguồn: Sưu tầm)

    Khi nào cha mẹ cần đưa trẻ đi khám?

    Bố mẹ cần đưa con đi khám ngay nếu bé có các tình trạng sau:

  • Vàng mắt, vàng da xuất hiện sớm, từ trước 24 giờ sau sinh.
  • Tình trạng vàng da nhiều, xuất hiện ở cả lòng bàn tay và bàn chân.
  • Vàng da mắt kéo dài hơn 2 tuần kèm theo các biểu hiện khác thường như: sốt, bỏ bú, bú yếu, nôn,...
  • Tóm lại, bất cứ khi nào bố mẹ nghi ngờ con bị vàng da mắt nên cho đi khám ngay để phát hiện nhanh chóng và kịp thời chữa trị trước khi biến xấu.

    Nhìn chung, với những trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt sinh lý sẽ không gây ra nguy hiểm vì đây là tình trạng bình thường và sẽ biến mất sớm. Bởi vậy, các bậc cha mẹ cũng không nên quá lo lắng, nếu sau 2 tuần mà con không chấm dứt tình trạng trên thì nên nhanh chóng đưa con đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu trong quá trình chăm sóc bé, mẹ có thắc mắc gì thì hãy ghé ngay Góc chuyên gia của Huggies, đồng thời mẹ đừng quên tham khảo ngay các dòng sản phẩm bỉm tã dán Huggies chính hãng nhé!

    >> Sản phẩm Huggies được bố mẹ tìm mua nhiều: tã dán Huggies, tã quần Huggiestã dán Huggies size NBtã dán Huggies tràm trà size S

    EmptyView

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    ;