Bài viết được tham vấn bởi Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh, chuyên ngành Nội nhi, Khám chữa bệnh trẻ em, bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM.
Trẻ quấy khóc giữa đêm là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Nếu việc trẻ khóc đêm kéo dài sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé. Vậy nguyên nhân trẻ khóc đêm là gì? Phải làm gì khi trẻ khóc đêm? Hãy cùng Huggies tìm hiểu về nguyên nhân và giải pháp dành cho bố mẹ bỉm sữa khi trẻ khóc đêm qua bài viết sau đây!
Nguyên nhân trẻ hay khóc đêm
Bé khóc đêm do chưa hình thành chu kỳ ngủ
Thông thường, trẻ sơ sinh vẫn chưa làm chủ được chu kỳ ngủ của bản thân. Các bé thường sẽ ngủ khoảng 8 - 9 tiếng vào ban ngày và khoảng 8 giờ nữa vào ban đêm. Tuy nhiên, giấc ngủ của bé sẽ không kéo dài liền mạch.
Trước 3 tháng tuổi, em bé thường không ngủ sâu giấc và hay giật mình, quấy khóc giữa đêm. Tình trạng em bé khóc đêm sẽ giảm bớt sau giai đoạn này, nhưng vẫn có một vài trường hợp phải đến 6 tháng tuổi trẻ mới có thể ngủ xuyên đêm.
Bé hay khóc đêm do đói
Dạ dày của em bé rất nhỏ, vậy nên trẻ rất nhanh đói và cần ăn nhiều bữa, mỗi bữa cách nhau vài tiếng đồng hồ. Vì thế, trẻ khóc đêm có thể là do bụng bé đang đói.
Giai đoạn trẻ sơ sinh đến 2 tháng tuổi, phần lớn em bé đều tỉnh giấc 2 lần/1 đêm để bú. Giai đoạn 2 đến 4 tháng tuổi, cữ ăn của trẻ sẽ giảm xuống 1 lần/1 đêm. Giai đoạn 4 đến 5 tháng tuổi, trẻ không cần ăn đêm nữa và có thể ngủ liền một mạch khoảng 7 tiếng. Ở giai đoạn này, tình trạng bé khóc đêm do đói đã giảm hẳn.
Đói bụng là một trong những lý do khiến trẻ khóc đêm (Nguồn: Sưu tầm)
Trẻ quấy khóc do tè dầm
Trẻ tè dầm sẽ khiến tã lót ướt sũng, dẫn đến trẻ khó chịu, không thể ngủ ngon giấc và quấy khóc giữa đêm. Khi thấy bé lăn qua lăn lại và quấy khóc, mẹ có thể kiểm tra tã và thay tã kịp thời cho trẻ. Để tránh việc trẻ tè dầm, mẹ không nên cho trẻ uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ khoảng 30 phút.
Bên cạnh đó, mẹ có thể quan sát để biết được giờ giấc đi vệ sinh của trẻ, từ đó có thể chủ động trong việc thay tã. Điều này sẽ hạn chế được việc bé quấy khóc giữa đêm, giúp trẻ và bố mẹ ngủ ngon giấc hơn.
>> Có thể bạn quan tâm: Bí quyết giúp bé tự đi vệ sinh
Trẻ hay khóc đêm do đang trong thời kỳ mọc răng
Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên khi được 5 tháng tuổi. Khi bước vào giai đoạn này, em bé sẽ rất dễ cáu kỉnh, khó chịu và hay khóc đêm. Theo các chuyên gia nhi khoa, khi trẻ quấy khóc vì mọc răng, mẹ có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh cục bộ để giúp trẻ bớt đi sự khó chịu. Khi răng đã nhú lên khỏi phần lợi và mọc dài ra, giấc ngủ của bé sẽ trở về trạng thái ban đầu.
Mọc răng sẽ khiến trẻ khó chịu và khóc nhiều hơn bình thường (Nguồn: Sưu tầm)
Trẻ khóc đêm như thế nào được xem là bình thường?
Trong giai đoạn từ khi mới sinh đến 2 tháng tuổi, em bé thường sẽ quấy khóc nhiều và phần lớn sẽ khóc vào ban đêm, khiến bố mẹ lo lắng. Tuy nhiên, việc em bé khóc đêm trong giai đoạn này được xem là một hiện tượng bình thường. Bởi đây là lúc trẻ đang dần làm quen với môi trường ngoài bụng mẹ, vậy nên trẻ sẽ thường thấy khó chịu và khóc nhiều hơn.
Tình trạng khóc đêm sẽ giảm bớt khi trẻ bắt đầu lớn dần, thông thường là khi trẻ ở giai đoạn 4 tháng tuổi trở về sau. Đây là thời điểm bé đã thích nghi được với môi trường xung quanh, đồng thời bố mẹ cũng đã nắm được thói quen của bé nên việc chăm sóc bé sẽ dễ dàng hơn.
Tham khảo: Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh khóc dạ đề?
Tình trạng trẻ khóc đêm khi nào là bất thường?
Hiện tượng trẻ khóc đêm bất thường, trẻ ngủ giật mình có thể là do hệ thần kinh trẻ chưa hoàn thiện và đang trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, đây có thể là dấu hiệu não bộ của bé không bình thường và cần được đưa đi khám bác sĩ ngay.
Trong một số trường hợp, trẻ khóc đêm dai dẳng, khóc nhiều hơn so với bình thường và kéo dài trong nhiều ngày, nguyên nhân có thể là bé bị dị ứng với protein trong sữa bò. Khi gặp phải trường hợp này, bố mẹ cần cho trẻ đến gặp bác sĩ để xác định vấn đề và khắc phục kịp thời.
Ngoài ra, khi trẻ khóc nhiều về đêm và cơn khóc kéo dài, đó có thể là dấu hiệu của việc trẻ bị còi xương. Trường hợp này thường kèm theo một số biểu hiện như: chậm mọc răng, ra mồ hôi trộm,... Nguyên nhân chính là do chế độ dinh dưỡng của trẻ không được đảm bảo, thiếu hụt canxi hoặc thiếu vitamin D do ít tiếp xúc với ánh nắng. Khi trẻ gặp tình trạng này, mẹ nên cho bé tắm nắng vào sáng sớm và đảm bảo nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ.
Nếu trẻ khóc dữ dội kèm theo các triệu chứng như: nôn, ưỡn người, bỏ bú và đi vệ sinh ra máu thì rất có thể là dấu hiệu trẻ bị bệnh về lồng ruột. Trong trường hợp này, bố mẹ cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay.
Trẻ khóc đêm thường xuyên và kéo dài là tình trạng bất thường (Nguồn: Sưu tầm)
Những lưu ý về giấc ngủ của bé mà bố mẹ nên biết
Sau đây là những lưu ý về giấc ngủ của bé mà bố mẹ cần biết:
Cho trẻ ăn no trước khi ngủ sẽ giúp trẻ thấy an toàn hơn (Nguồn: Sưu tầm)
Tại sao một số bé thường thức đêm?
Tình trạng bé thức đêm có thể diễn ra bởi một trong những lý do sau:
Mẹ có thể làm gì khi bé ngủ ngày thức đêm?
Bé ngủ ngày thức đêm không phải là một tình trạng hiếm gặp. Khi bé gặp phải tình trạng này, mẹ có thể làm theo những cách sau:
Mẹ có thể ôm ấp và vỗ về bé để bé cảm thấy dễ chịu hơn (Nguồn: Sưu tầm)
Trẻ khóc đêm là vấn đề được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm và lo lắng. Mong rằng với những thông tin mà Huggies cung cấp, bố mẹ sẽ hiểu được nguyên nhân trẻ khóc đêm, phân biệt đâu là hiện tượng sinh lý, đâu là bệnh lý và đưa ra giải pháp phù hợp nhất, giúp trẻ thoải mái hơn.
Ngoài ra, nếu mẹ muốn tham khảo thêm thông tin về quá trình phát triển của bé, hãy truy cập ngay chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia để được giải đáp kịp thời.
>> Có thể bạn quan tâm:
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/childrens-health/toddler-screaming-at-bedtime#what-to-do