Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi tháng thứ 6
Thai 7 tháng là bao nhiêu tuần? Lời khuyên dành cho mẹ
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Dấu hiệu thai vào tử cung là gì? Cách nhận biết và thử que thử thai

Mách mẹ các dấu hiệu thai đã vào tử cung

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Thụ tinh mấy tuần thì thai vào tử cung? Sau khi trứng được thụ tinh khoảng 10 - 12 giờ sẽ bắt đầu di chuyển đến eo tử cung. Quá trình thai vào tử cung sớm hay chậm sẽ là trai hay gái? Cùng tìm hiểu những dấu hiệu và giải đáp thai chưa vào tử cung thử que thử thai có lên không trong bài viết sau.

>>> Tham khảo: Có thai bao lâu thì nghén? Cách giảm ốm nghén hiệu quả

Phôi làm tổ là gì?

Phôi làm tổ là hiện tượng phôi di chuyển vào buồng tử cung thông qua ống dẫn trứng để bắt đầu quá trình thụ thai. Quá trình này thường bắt đầu từ ngày 6-8 sau khi thụ tinh và kéo dài từ 7-10 ngày, kết thúc vào ngày 13-14 sau khi thụ tinh. Vị trí làm tổ của phôi thường nằm ở phần đáy tử cung, nơi niêm mạc tử cung đã phát triển đầy đủ trong giai đoạn trước kinh nguyệt để chuẩn bị cho quá trình làm tổ (giai đoạn hoài thai).

Tuy nhiên, phôi có thể làm tổ ở vị trí thấp hơn, gần lỗ trong của ống cổ tử cung. Phần nhau thai có thể bị lấp bởi một phần hoặc toàn bộ lỗ trong ống tử cung, dẫn đến tình trạng nhau tiền đạo. Ngoài ra, phôi thai cũng có thể làm tổ ngoài tử cung, chẳng hạn như trong vòi trứng, buồng trứng, hoặc bất kỳ vị trí nào trong khoang bụng. Trường hợp phôi làm tổ ngoài tử cung thường không thể phát triển bình thường, người mẹ có nguy cơ gặp phải tổn thương hoặc xuất huyết nghiêm trọng.

>>> Tham khảo thêm:

8 Dấu hiệu thai đã vào tử cung an toàn

Sau 9 - 12 ngày trứng được thụ tinh hình thành phôi thai. Phôi thai sẽ di chuyển vào tử cung để làm tổ. 38 - 40 tuần tiếp theo là thời gian để phôi thai phát triển thành em bé rồi chào đời. Dấu hiệu thai làm tổ tại tử cung có thể nhận biết qua:

1. Máu báo thai màu nâu loãng là dấu hiệu thai bám vào tử cung

Ra máu/dịch hồng nhợt là dấu hiệu thai đã vào tử cung dễ nhận biết nhất. Trong lúc làm tổ, phôi dâu cấy ghép vào niêm mạc tử cung của mẹ gây ra chảy máu chỗ cấy ghép (máu báo thai).

Do lượng máu ít đọng lại, dưới tác động của co bóp tử cung sẽ tống máu ra buồng tử cung vào âm đạo, lâu ngày máu đỏ trở thành dịch hồng nhợt hay huyết nâu hòa lẫn dịch ở cổ tử cung và dịch ở âm đạo.

Khi có dấu hiệu trên mẹ cũng không nên lo lắng, chỉ cần nằm nghỉ ngơi, kiêng giao hợp. (Tham khảo: Bà bầu 3 tháng đầu có được quan hệ không).

2. Thân nhiệt mẹ tăng nhẹ

Do tác động nội tiết tố tăng cao trong giai đoạn đầu của thai kỳ đặc biệt là Progesterone, đó là nội tiết tố giúp cho thai phát triển nên làm cho thân nhiệt tăng từ 0,3 đến 0,5 độ C. Thân nhiệt tăng thường duy trì trong suốt thai kỳ. Mẹ uống nhiều nước vào giai đoạn này.

3. Hai bầu vú căng đau

Sau khi trứng thụ tinh làm tổ tại buồng tử cung, nội tiết tố thai kỳ tăng cao, kích thích cho các ống tuyến vú phát triển, dãn ra để chuẩn bị cho việc tiết sữa sau này. Mẹ sẽ cảm thấy căng đau 2 bầu vú.

Dấu hiệu này sẽ giảm và hết trong 3 tháng đầu thai kỳ. Dấu hiệu này xảy ra với mức độ nhẹ, mẹ có thể chịu đựng được mà không cần dùng thuốc.

4. Thử que thử thai có 2 vạch đậm là dấu hiệu thai vào tử cung làm tổ

Chậm kinh bao nhiêu ngày thì thai vào tử cung? Sau khi chậm kinh ngày thứ 9 trở đi, phôi thai đã vào tử cung. Vào sáng sớm khi mới ngủ dậy, để kiểm tra thai vào tử cung sử dụng que thử thai nhúng vào nước tiểu, sau 3 phút đọc kết quả trên thân que thử thai có 2 vạch đậm xuất hiện, có màu đỏ đậm ngang nhau.

Vạch đỏ đầu tiên, khi nhìn ở trên, sẽ xuất hiện sớm nhất, vạch đỏ này có giá trị tham chiếu, vạch đỏ thứ 2 ở dưới xác định mẹ có thai, khi vạch thứ 2 đậm ngang với vạch đỏ thứ nhất nói lên thai đã vào tử cung.

>>> Tham khảo thêm: Có thai bao lâu thì siêu âm được?

Chậm kinh bao nhiêu ngày thì thai vào tử cung

Chậm kinh bao nhiêu ngày thì thai vào tử cung (Nguồn: sưu tầm)

5. Chuột rút ở vùng bụng

Mẹ sẽ thấy các cơn co thắt xảy ra ở bụng dưới và phần lưng. Thông thường, mỗi cơn đau sẽ kéo dài khoảng vài ngày. Nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên và kéo dài thì mẹ nên đến bệnh viện.

6. Đi tiểu nhiều lần trong ngày

Đây cũng là một trong những biểu hiện của việc thai đã bám vào tử cung. Nguyên nhân là vì cơ thể đang chuẩn bị để nhường chỗ cho em bé nên lượng máu cung cấp cho vùng xương chậu tăng lên khiến bàng quan chịu áp lực, gây ra cảm giác muốn đi vệ sinh.

7. Thèm ăn

Mang thai khiến hormone thay đổi, tác động lên sở thích và thói quen ăn uống của bạn. Bạn có thể thèm ăn những thực phẩm bạn chưa bao giờ nếm thử hoặc không hề yêu thích.

8. Bốc hỏa

Quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn. Bà bầu sẽ thường cảm thấy nóng nực, toát nhiều mồ hôi. Quá trình này sẽ kéo dài có thể lên đến 50 phút.

Thai mấy tuần thì vào tử cung?

Có phải bạn đang thắc mắc rằng mấy tuần thì thai vào tử cung? Đây là một câu hỏi được nhiều chị em quan tâm. Hãy cùng Huggies tìm hiểu về thời gian trứng di chuyển và làm tổ trong tử cung qua thông tin dưới đây:

  • 24 giờ đầu tiên Trứng được thụ tinh: Trứng gặp tinh trùng để thụ tinh. Vượt quá 24 giờ trứng sau khi rụng mà không được thụ tinh sẽ khó mang thai.
  • Trong khoảng 48 giờ tiếp theo Trứng sau khi thụ tinh sẽ ở trong bóng của ống dẫn trứng: Trong thời gian này, trứng đã được thụ tinh thực hiện các hoạt động nguyên phân (nhân đôi tế bào), đạt đến giai đoạn 2 - 8 tế bào (giai đoạn phôi dâu) và không tăng thêm về thể tích.
  • 10 - 12 giờ tiếp theo Trứng sẽ vượt qua eo tử cung: Nồng độ Progesterone tăng cao từ hoàng thể buồng trứng làm giãn cơ tử cung giúp trứng dễ di chuyển vào hơn.
  • 3-4 ngày tiếp theo trứng vào tử cung: Sau khi vượt qua eo tử cung, thai vào tử cung muộn nhất là bao lâu? Từ 3 - 4 ngày sau khi thụ tinh, trứng được thụ tinh sẽ đến được niêm mạc buồng tử cung và bám vào thành tử cung làm tổ ở giai đoạn 8-16 tế bào. Phôi dâu sẽ tiếp tục phát triển trong tử cung đến khi đủ tháng.

Như vậy, thời gian thai vào tử cung từ 8-9 ngày. Muộn nhất thời gian thai vào tử cung là 2 tuần (15-16 ngày).

Thời gian thai vào tử cung ít nhất là 1 tuần 8-9 ngày

Thai bao nhiêu tuần thì vào tử cung (Nguồn: sưu tầm)

>>> Tham khảo thêm: Thai 4 tuần đã vào tử cung chưa?

Lưu ý: Trong thời gian trứng di chuyển vào tử cung, sẽ không thể phát hiện có thai bằng siêu âm được. Phương pháp kiểm tra thai vào tử cung làm tổ thành công bằng xét nghiệm Beta hCG có thể phát hiện trong máu hoặc nước tiểu của mẹ (que thử thai 2 vạch) khoảng 6 đến 14 ngày sau khi thụ tinh.

>>> Tham khảo thêm:

Dấu hiệu thai vào tử cung

Thai làm tổ trong buồng tử cung (Nguồn: sưu tầm)

Một số dấu hiệu thai chưa vào tử cung

Dấu hiệu thai chưa vào tử cung bạn dễ nhận biết là:

  1. Đau bụng dưới hoặc đau lưng: Đây là dấu hiệu tử cung to và mềm ra để giúp thai bám vào tử cung. Vì thế, khi thấy dấu hiệu đau lưng hoặc bụng dưới nghĩa là thai chưa vào tử cung trong quá trình di chuyển vào. Bạn nên tăng cường nghỉ ngơi, hạn chế vận động giúp cơ thể giảm mệt mỏi để tạo điều kiện thai vào tử cung.
  2. Thử que chưa lên 2 vạch dù chậm kinh: Thông thường quá trình thụ thai sẽ khiến chậm kinh. Tuy nhiên, nếu bạn chậm kinh kéo dài lâu và thử que thử thai chưa lên 2 vạch thì có thể thai chưa vào tử cung.
Thai chưa vào tử cung - Thai ngoài tử cung

Dấu hiệu thai chưa vào tử cung (Nguồn: sưu tầm)

Cách xác định thai đã vào tử cung bằng siêu âm

Thực tế những thuật ngữ khi siêu âm như: “túi thai giả”, “túi trống”, “màng rụng đôi” đều không chắc chắn thai vào tử cung. Do vậy, để khẳng định “thai đã vào tử cung”, bạn nên đợi đến khi siêu âm nhìn thấy phôi bên trong túi thai. Cụ thể siêu âm túi thai bình thường sẽ là:

  • Lúc thai được 5 tuần có thể siêu âm qua ngả âm đạo thấy được túi thai.
  • Vị trí túi thai lệch tâm so với trục tử cung.
  • Túi thai gồm 2 phần: Vùng trung tâm không hồi âm (khoang cơ thể ngoài phôi) và vùng ngoại vi có hồi âm (vòng nguyên bào nuôi).
  • Túi thai bao quanh bởi nội mạc tử cung.
  • Siêu âm thai 5,5 tuần qua ngả âm đạo thấy túi noãn hoàng.
  • Dưới 6 tuần, phôi thai có kích thước < 4mm. Khi đến 6 tuần, phôi thai sẽ phát triển đến kích thước 4-7mm. Khi thai được 10 tuần, phôi thai đạt đến kích thước 31-32mm.

Cách giúp thai vào tử cung nhanh, thành công

Ngoài tư thế nằm để thai vào tử cung nhanh hơn, mẹ hãy lưu ý thực hiện Mẹ bầu cũng nên duy trì liên tục những thói quen dưới khi thai vào tử cung và có thai kỳ khỏe mạnh.

1. Ăn thực phẩm có lợi để thai nhanh vào tử cung

Ăn gì để thai vào tử cung nhanh? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các thực phẩm giàu chất xơ giúp thai vào tử cung nhanh hơn. Thực phẩm giàu chất xơ giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, niêm mạc tử cung khỏe mạnh. Do đó, bạn hãy bổ sung các loại rau màu xanh đậm để thúc đẩy nồng độ estrogen, hỗ trợ chức năng chuyển hoá và tiêu hoá.

Các loại dầu dừa, dầu gan cá tuyết, quả câu kỷ tử hay hạt macca cũng là những thực phẩm giúp thai vào tử cung nhanh. Các nhóm dưỡng chất từ những loại thực phẩm trên giúp hormone trong tử cung phát triển lành mạnh. Bạn có thể chọn bổ sung các loại thảo mộc an toàn hoặc bí ngô, tảo xoắn, hạt hướng dương, cá hồi,... để hỗ trợ niêm mạc tử cung thêm khỏe mạnh.

Những thức ăn làm tăng nhiệt độ cơ thể như súp, các món hầm cùng các loại thảo dược làm ấm như gừng, quế cũng được khuyến khích vì tử cung ấm là môi trường lý tưởng cho thai vào tử cung nhanh, hỗ trợ thai nhi hình thành và phát triển.

>>> Tham khảo thêm: Thai chưa vào tử cung có cần bổ sung nội tiết?

2. Giữ tâm trạng thoải mái

Càng lo lắng về việc thụ thai thì cơ thể càng xuất ra nhiều hormone ngăn cản quá trình thai vào tử cung. Do đó, hãy để bản thân làm những việc yêu thích, giữ tâm trạng bình tĩnh và thoải mái.

3. Rà soát các loại thuốc, liệu pháp thư giãn đang sử dụng

Nếu có thói quen massage thư giãn hay sử dụng các loại dược liệu có thành phần thầu dầu thì bạn nên cân nhắc vì có thể ảnh hưởng quá trình thai vào tử cung.

Uống thuốc kháng sinh khi thai chưa vào tử cung có nguy hiểm đến thai nhi? Về mặt lý thuyết, quá trình thai vào tử cung sẽ hình thành phôi thai di chuyển nằm trong ống dẫn trứng và chưa vào đến tử cung. Phôi thai phát triển nhờ thẩm thấu dưỡng chất trong vòi trứng. Vì thế, mẹ uống thuốc kháng sinh hầu như sẽ không ảnh hưởng đến bé.

Tuy nhiên, nếu mẹ uống thuốc kháng sinh đủ mạnh có thể gây chết hoặc sảy thai, dị tật thai nhi. Như vậy, mẹ bầu nên đi khám thai thường xuyên, đặc biệt là các mốc khám thai quan trọng. Những mốc này sẽ giúp mẹ theo dõi tình trạng phát triển thai nhi và sàng lọc các bệnh lý sơ sinh.

4. Thư giãn, nghỉ ngơi

Càng lo lắng, mệt mỏi thì khả năng thai vào tử cung càng thấp. Do đó, một cách giúp thai vào tử cung ở đây là bạn phải nghỉ ngơi, thư giãn thường xuyên như tập ngủ sớm, ngủ nhiều giấc nhỏ trong ngày, kết hợp với việc đi bộ nhanh hoặc các bài tập yoga hỗ trợ sinh sản.

Bác sĩ giải đáp các câu hỏi về dấu hiệu thai đã hoặc chưa vào tử cung

1. Chậm kinh 1 tuần thai đã vào tử cung chưa?

Từ ngày thứ 9 sau khi chậm kinh, mẹ có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa sản để được khám và xác định thai đã vào tử cung và định vị ở đó để phát triển thành thai nhi, bằng cách siêu âm bằng đầu dò âm đạo, trên hình ảnh siêu âm sẽ xuất hiện một túi thai với hình dạng vòng tia sáng xung quanh, bên trong là cấu trúc một echo đồng nhất, mà thấy toàn màu đen.

Để kết luận chính xác siêu âm thai vào tử cung hay chưa thì còn cần thêm dữ kiện , nên bác sĩ thường ghi trên giấy siêu âm với kết luận: Theo dõi “Một túi thai sớm trong tử cung”.

Bác sĩ siêu âm sẽ hẹn mẹ 1 tuần sau trở lại siêu âm. Sau 1 tuần siêu âm lại, hình ảnh túi thai phát triển rõ rệt vòng sáng xung quanh túi thai rõ hơn, bên trong có yolksac (+). Và có đường kính GS: 10 – 12 mm, tương đương với tuổi thai 4 – 5 tuần. Đây mới kết luận tuổi thai chính xác khi bác sĩ dựa vào hình ảnh cấu trúc bên trong túi thai có yolksac, để phân biệt với túi thai giả, trong túi thai giả hoàn toàn không có yolksac.

Giá trị của siêu âm bằng đầu dò âm đạo cho hình ảnh một túi thai với bên trong có yolksac (+) khẳng định thai đã vào hoàn toàn trong buồng tử cung của mẹ, mẹ đã yên tâm đứa con của mẹ từ đây sẽ phát triển tốt. Từ đây sẽ mở ra một trang mới với 270 ngày trong hành trình mang thai với niềm vui sướng và hạnh phúc.

Bác sĩ Thu Hà giải thích về phương pháp siêu âm xác định thai mới vào tử cung:

Siêu âm đầu dò âm đạo là cách chính xác nhất để nhận biết thai có vào tử cung hay không. Do cần xác định và phận biệt giữa túi thai thật và túi thai giả. Túi thai thật sẽ nằm lệch tâm so với đường giữa nội mạc tử cung, với dấu hiệu vòng đôi, được tạo bởi tương phản đậm độ hồi âm của màng rụng và các nguyên bào nuôi. Trong khi đó, túi thai giả thường chỉ là một lớp tụ dịch trong lòng tử cung, giữa các lớp nội mạc, và chỉ có một lớp mỏng bao quanh. Đồng thời khi siêu âm, các bác sĩ sẽ luôn quan sát 2 phần phụ để xem có khối cạnh 2 buồng trứng hay không nhằm xác định thai ngoài tử cung

Bác sĩ  Bùi Thị Thu Hà, Bác sĩ chuyên khoa chăm sóc tiền sản của bệnh viện Từ Dũ TP.HCM 

Tham khảo: Xét nghiệm máu để biết có thai

hinh-anh-thai-nhi

Hình ảnh siêu âm thai mới vào tử cung (Nguồn: sưu tầm)

2. Thai vào tử cung muộn nhất là bao lâu?

Thông thường, 1-2 tuần thai sẽ vào tử cung sau khi thụ thai. Như vậy, thai vào tử cung muộn nhất là khoảng 2 tuần (15-16 ngày). Tùy theo cơ địa mỗi người mẹ thời gian thai vào tử cung có thể sớm hoặc kéo dài lâu hơn.

3. Thai chưa vào tử cung thử que có lên không?

Khi trứng gặp tinh trùng sẽ tạo ra hợp tử (trứng được thụ tinh), nghĩa là thụ thai thành công. Sau khoảng 3-4 ngày, trứng được thụ tinh sẽ di chuyển bám vào thành tử cung.

Trong khoảng thời gian này, cơ thể mẹ bầu sẽ có nồng độ hCG tiết ra khá cao. Như vậy, khi thai chưa vào tử cung làm tổ, nếu bạn biết thử thai đúng cách bằng que thử thai sẽ xét nghiệm được lượng Beta hCG có thể phát hiện trong nước tiểu sớm để đánh giá có thai không.

Sau khoảng 6-14 ngày, thai đã vào tử cung làm tổ sẽ có nồng độ hCG cao hơn và thể hiện 2 vạch đậm trên que thử vô cùng rõ ràng.

4. Thử que 2 vạch nhưng thai chưa vào tử cung là vì sao?

Theo bác sĩ, nếu mẹ bầu thử que 2 vạch nhưng siêu âm thấy thai chưa vào tử cung thì có thể do nguyên nhân sau:

Nhìn chung, nếu nguyên nhân là do thai chưa vào tử cung, có thể thai cần thêm thời gian để di chuyển vào. Thông thường, thời gian thai vào tử cung cần 1-2 tuần. Ngoài ra, mẹ bầu nên đi siêu âm để xác định có phải thai ngoài tử cung không để có hướng tư vấn từ bác sĩ.

5. Thai vào tử cung sớm hay chậm sẽ là trai hay gái?

Nhiều mẹ bầu thắc mắc “Thai vào tử cung sớm hay chậm sẽ là trai hay gái?”. Theo chuyên gia, thời gian phôi đến tử cung làm tổ không liên quan đến giới tính thai nhi. Thời gian và quá trình vận chuyển phôi thụ tinh từ vòi tử cung đến buồng tử cung sẽ dựa vào tác động của:

  • Hoạt động của nhung mao trong lòng vòi tử cung.
  • Hoạt động của lớp cơ vòi tử cung: phụ thuộc vào nồng độ estrogen và progesteron.
  • Sự lưu thông của dịch vòi tử cung.

Nguyên nhân thai di chuyển chậm vào tử cung có thể do:

  • Bất thường về giải phẫu của ống dẫn trứng (thường do các yếu tố như nhiễm trùng, phẫu thuật, dị tật bẩm sinh,…);
  • Các bất thường về giải phẫu có thể kèm theo sự suy giảm chức năng của tế bào biểu mô có lông; nồng độ progesterone, estrogen bất thường,…

6. Sau quan hệ bao lâu thì thai vào tử cung?

Sau khi quan hệ thì thai vào tử cung cần ít nhất là 8-9 ngày và muộn nhất là 15-16 ngày. Cụ thể, sau quan hệ thì trứng và tinh trùng sẽ gặp nhau và thụ tinh trong 24 giờ. Tiếp theo, trứng được thụ tinh sẽ di chuyển trong ống dẫn trứng và trải qua quá trình phân bào 3 lần rồi mới bám vào thành tử cung làm tổ.

7. Dấu hiệu dấu hiệu sảy thai sớm khi chưa vào tử cung

Dấu hiệu dấu hiệu sảy thai sớm khi chưa vào tử cung còn gọi là sảy thai tự nhiên. Đây là điều khó tránh khỏi và dấu hiệu sảy thai sớm khi thai chưa vào tử cung, bạn có thể nhận biết thông qua:

  • Âm đạo: Ra máu nhiều, loãng, có lẫn máu cục. Một số mẹ bầu ra máu kéo dài 10 ngày.
  • Bụng: Đau từng cơn, liên tục, cơn đau khó chịu.
  • Siêu âm: Thai trong tử cung bị tụt xuống. Hoặc cổ tử cung mỏng, hé mở, phần dưới phình to, bọc thai sắp bị đẩy ra ngoài.

8. Thử thai 2 vạch bao lâu thì đi siêu âm

Theo các bác sĩ sản khoa, khi bạn thử thai 2 vạch nghĩa là bạn có thể đi siêu âm. Bởi vì lúc này, bạn đã trễ kinh được 7-15 ngày, thai đã bám vào tử cung làm tổ. Khi siêu âm sẽ phát hiện được hình ảnh sự phân chia tế bào mạnh mẽ phát triển thành thai nhi.

9. Thai vào tử cung bao lâu thì có tim thai?

Theo các bác sĩ sản khoa, khoảng 22 ngày sau khi thụ tinh là tim thai bắt đầu hình thành. Đến tuần thứ 6-7 của thai kỳ, tim thai hình thành rõ hơn và có thể nghe được tiếng đập. Một số trường hợp, tuần thứ 8-10 mới có thể nghe thấy tim thai. 

Như vậy, 8-9 ngày thai vào tử cung làm tổ thì khoảng 2 tuần sau (14 ngày) thì bắt đầu có tim thai.

10. Tư thế nằm nào giúp thai vào tử cung, dễ đậu thai?

Theo các kết quả nghiên cứu lâm sàng, tư thế nằm nghiêng bên trái giúp thai vào tử cung sớm hơn. Khi nằm bên trái, phôi thai không bị đè nén. Đến lúc thai nhi hình hành cũng không chèn lên mạch máu tuần hoàn của mẹ.

Như vậy, quá trình lưu thông máu và trao đổi chất dinh dưỡng giữa bé và mẹ luôn được tốt nhất.

Nếu như mẹ còn thắc mắc gì hay có những cảm nhận như thế nào về dấu hiệu thai đã hoặc chưa vào tử cung, vui lòng hãy đặt câu hỏi tại Góc chuyên gia của Huggies mẹ nhé!

>> Tham khảo thêm:

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;