Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi tháng thứ 6
Thai 7 tháng là bao nhiêu tuần? Lời khuyên dành cho mẹ
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé
  • Phôi thai tuần 1

    Phôi thai tuần đầu chẳng khác biệt gì so với bình thường. Tuy nhiên, lúc này bạn cần bắt đầu lên kế hoạch và những công việc cần làm cho giai đoạn mang thai sắp tới.

    Tìm hiểu thêm
  • Phôi thai nhi tuần 2

    Sẽ có vài sự chuyển biến phức tạp xảy ra với bộ não và cơ quan sinh sản khiến bạn cảm thấy bứt rứt trong giai đoạn này

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 1

    Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi “cực đoan” bởi vì cứ muốn thời gian trôi nhanh hơn để biết chắc mình đã thụ thai thành công. Hãy điềm tĩnh lại, nếu đúng bạn có thai thì đây là thời điểm cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Đừng quá vội vã.

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 2

    Bạn có thể cảm thấy thật hồi hộp và lo âu. Bạn cứ chờ xem có kinh hay không, cứ vào ra toilet để kiểm tra, và thời gian trôi qua có vẻ như là vô tận.Bạn có thể cảm thấy tương tự như khi bạn hành kinh bình thường. Mẫn cảm hơn, dễ nổi nóng hơn, và nói chung là tâm trạng thất thường hơn.Nếu bạn đang muốn có thai nhưng que thử lại cho kết quả.

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 3

    Cảm giác buồn nôn, trở nên nhạy cảm và thất thường hơn sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi vào giai đoạn này. Hãy khắc phục bằng cách ngủ và nghỉ ngơi đúng cách.

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 4

    Mang thai tháng đầu tiên, có rất nhiều điều mẹ lo lắng. Huggies cung cấp cho mẹ những điều cần biết trong giai đoạn đầu mang thai. Giữ thai kỳ thật khỏe mạnh mẹ nhé.

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 5

    Triệu chứng ở tuần này vẫn giống tuần 4 nhưng có thể bạn sẽ bị táo bón, cảm thấy nóng bức và nổi mụn … Đồng thời xương của thai nhi cũng đang bắt đầu hình thành.

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 6

    Thai 6 tuần tuổi có kích thước bằng hạt đậu khoảng 0,6cm. Dấu hiệu thai 6 tuần khỏe mạnh: nhịp tim, não bộ, hình thành mắt, môi, mũi, bàn tay và bàn chân đang nhô ra,…

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 7

    Thai nhi 7 tuần tuổi có kích thước nhỏ chỉ bằng quả mâm xôi, dài 1,3 cm và nặng khoảng 0,8 gram. Khi thai 7 tuần đã có thể xuất hiện nhịp tim trung bình 150 nhịp/phút.

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 8

    Tuần thai thứ 8 là giai đoạn quan trọng với sự phát triển của thai nhi. Mẹ nên siêu âm và khám thai định kỳ để dõi theo sự thay đổi về kích thước, khuôn mặt của bé yêu.

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 9

    Mang thai tuần thứ 9, lúc này bé đã bước qua giai đoạn bào thai với những sự phát triển cơ bản đầy đủ.

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 10

    Thai nhi 10 tuần tuổi có kích thước cỡ quả anh đào, dài 3 - 3.5cm nặng khoảng 4 - 8g. Dấu hiệu thai 10 tuần khỏe mạnh: chuyển động nhỏ, tay chân trở nên rõ ràng,...

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 11

    Thai nhi 11 tuần tuổi có chiều dài 41mm nặng khoảng 45g và đã có thể đá chân, duỗi người, thậm chí nấc cụt. Khuôn mặt của bé rộng ra, hai mắt tách xa nhau,...

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 12

    Những điều mẹ cần biết khi mang thai tháng thứ 3, khả năng ấn tượng lúc này của bé chính là hành động phản xạ với các kích thích từ bên ngoài bụng mẹ.

    Tìm hiểu thêm

Mang thai 3 tháng đầu: Quá trình phát triển của thai nhi & Thay đổi ở mẹ

Đối với những mẹ bầu lần đầu mang thai thì khái niệm tam cá nguyệt còn khá mới mẻ. Hiểu biết về tam cá nguyệt giúp mẹ bầu biết được cách tính thai kỳ, nắm được chu kỳ phát triển của thai nhi trong quá trình mang thai giúp con phát triển tốt hơn. Cùng HUGGIES® tìm hiểu thêm về tam cá nguyệt và những lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu cần biết để có một thai kỳ khỏe mạnh dưới đây nhé!

>> Có thể bạn quan tâm:

Tam cá nguyệt là gì?

Thai kỳ của mẹ bầu sẽ được chia thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn đó sẽ tương ứng với một tam cá nguyệt. Nhưng nếu mẹ đặt câu hỏi: “Đâu là điểm khởi đầu của mỗi tam cá nguyệt?”, chắc chắn sẽ nhận được rất nhiều câu trả lời khác nhau. Cách tính đơn giản nhất được áp dụng là phân chia sau mỗi 13 tuần và cộng thêm 1 tuần cuối cùng vào tam cá nguyệt cuối. Trong một giới hạn tương đối để theo dõi thai kỳ của mình chặt chẽ hơn, mẹ có thể sử dụng cách tính dưới đây:

Mẹ có biết:

Giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên là khoảng thời gian mẹ cảm thấy háo hức và tràn ngập niềm vui đúng không nào? Mẹ đừng quên dành thời gian để chuẩn bị những vật dụng cần thiết khi bé ra đời nhé! Tã Huggies Nature Made có bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên, 100% nhập khẩu từ châu u. Đồng thời, sản phẩm còn kết hợp với vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp nâng niu làn da mỏng manh của bé. Thiết kế siêu mỏng nhẹ kèm bề mặt 3D thấm hút nhanh, vượt trội giúp duy trì khô thoáng tới 12 tiếng,... Do tã không chứa hóa chất độc hại, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm lựa chọn tã cho bé mà không còn lo ngại rằng làn da bé nhạy cảm của bé sẽ bị kích ứng. Dòng sản phẩm có kích thước từ NB (sơ sinh), S, M, L, XXL cho đến XXL cực kỳ dễ dàng cho bố mẹ khi chọn mua. Với những ưu điểm vượt trội, Huggies Nature Made là một gợi ý tuyệt vời cho các bé yêu.

Ngoài ra, dòng tã dán Huggies Skin Care Tràm Trà Tự Nhiên mới của thương hiệu Huggies là sản phẩm bỉm, tã đầu tiên có chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, làm dịu làn da mỏng manh của bé, ngăn ngừa bé bị hăm tã. Công nghệ bong bóng 3D giúp khóa ẩm và ngăn thấm ngược đến 99%, đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Tã tràm trà cũng có kích thước từ NB cho tới tận size XXXL cho bé >20kg, mẹ thoải mái lựa chọn nhé.

Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade bảo vệ làn da bé

Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade bảo vệ làn da bé (Nguồn: Huggies)

Dấu hiệu mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu thường gặp

Đối với tháng đầu tiên của thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ có rất nhiều thay đổi diễn ra bên trong báo hiệu mang thai. Khi đó, mẹ cần lưu ý mọi dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện sau lần quan hệ gần nhất. Nhất là đối với những cặp vợ chồng đang mong muốn có con thì việc theo dõi dấu hiệu để xác định mang thai sớm rất quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Một vài dấu hiệu mang thai tuần đầu sớm giúp mẹ xác định sớm được các chuyên gia gợi ý:

  • những thay đổi ở bầu ngựcthay đổi nhũ hoa khi mang thai như: đau, ngứa, tăng độ nhạy cảm ở núm vú và đen sạm ở quầng vú (vùng da xung quanh núm)
  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân là do khối lượng máu cũng như tử cung tăng lên, tạo áp lực lên bàng quang.
  • Cảm giác mệt mỏi khi mang thai thường trực, thiếu năng lượng và hay buồn ngủ. Các bà bầu cũng dễ cảm thấy chóng mặt, nhức đầu bởi sự thay đổi lượng đường trong máu.
  • Biểu hiện ốm nghén, buồn nôn là một trong những triệu chứng mang thai phổ biến nhất. Có đến 85% phụ nữ mang thai ốm nghén trong giai đoạn này. Theo WebMD, ốm nghén là do sự thay đổi hormone trong cơ thể mẹ bầu và có thể kéo dài qua toàn bộ tam cá nguyệt đầu tiên.
  • Tâm trạng buồn rầu và dễ bị kích động. Phụ nữ có thai mau nước mắt hơn so với tính cách bình thường của họ.

Khi có những dấu hiệu trên trong 3 tháng sau lần quan hệ gần nhất, bạn có thể chủ động mua que thử thai để kiểm tra. Nếu kết quả que thử thai 2 vạch mờ hoặc 2 vạch đậm thì bạn hãy chuẩn bị đến khám bác sĩ sản khoa lần đầu để có lời khuyên và sự kiểm tra toàn diện nhất.

Các dấu hiệu mang thai tháng đầu phổ biến nhất

Các dấu hiệu mang thai tháng đầu phổ biến nhất (Nguồn: Sưu tầm)

Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu để tránh sảy thai

Có nhiều nguyên nhân gây sảy thai trong 3 tháng đầu, đặc biệt là trong 13 tuần đầu của thai kỳ. Lý do chủ yếu là do nữ giới không nhận thức được là mình đang mang thai, vì vậy bạn cần rõ các dấu hiệu mang thai sớm để tránh trường hợp đáng tiếc này nhé!

Thai nhi trong 3 tháng đầu vẫn chưa phát triển hoàn thiện và rất yếu ớt, mẹ hãy lưu ý những điều sau để chăm sóc bé đúng cách:

  • Nếu mẹ đã từng sinh con thì hãy chờ khoảng 24 tháng để mang thai bé tiếp theo để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Thời gian mang thai và sinh con càng gần nhau thì tỷ lệ dọa sinh non càng cao.
  • Tránh các hoạt động mạnh như nhảy dây, leo núi, chạy nhảy,...
  • Mẹ hãy thực hiện các môn vận động nhẹ nhàng như tập yoga cho bà bầu, đi bộ, đi bơi,...
  • Tiêm phòng đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ (Lịch tiêm phòng cho bà bầu khi mang thai)
  • Tránh sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,...

>> Tham khảo: Dấu hiệu sảy thai tự nhiên sớm & Dọa sảy thai cần lưu ý

Quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng đầu

Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu

Mang thai tháng đầu tới hết tháng thứ 3, cơ thể mẹ sẽ thay đổi liên tục để tạo môi trường thuận lợi nhất cho thai nhi phát triển. Dưới đây là các dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu do các chuyên gia gợi ý:

  • Bà bầu có triệu chứng ốm nghén.
  • Cân nặng mẹ bầu tăng ổn định qua mỗi tháng.
  • Ngực có sự thay đổi, có cảm giác căng tức.
  • Đường huyết bà bầu ổn định.
  • Kích thước vòng bụng ngày càng lớn thêm.
  • Các chỉ số của thai nhi ổn định qua mỗi đợt khám thai.

>> Xem thêm:

Quá trình phát triển của thai nhi và mẹ qua từng giai đoạn

Quá trình phát triển của thai nhi và mẹ qua từng giai đoạn (Nguồn: Sưu tầm)

Những dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng đầu

Tất nhiên mẹ sẽ mong muốn nhìn thấy những dấu hiệu tốt, nhưng mẹ cũng cần chú ý đến những dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng đầu để kịp thời đưa ra biện pháp:

  • Triệu chứng ốm nghén nặng.
  • Vùng bụng dưới bị đau và chảy máu.
  • Ra khí hư khi mang thai và ngứa âm đạo.
  • Tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt.

>> Tham khảo: Rỉ ối là gì? Nước rỉ ối có màu gì? Dấu hiệu nhận biết rỉ ối và vỡ ối

Vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu

Giai đoạn 3 tháng đầu, thai nhi vẫn chưa còn nhỏ, chưa phát triển hoàn chỉnh nhưng liên tục thay đổi vị trí:

  • Trứng thụ tinh thành công di chuyển vào tử cung làm tổ: Chỉ khi được thụ tinh thành công, trứng mới di chuyển về tử cung để làm tổ trên niêm mạc tử cung, sau đó hợp tử mới phát triển túi thai.
  • Túi phôi dần phát triển thành thai: Túi phôi hình thành 2 nhóm để phát triển thành thai và hình thành các bộ phận phụ để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.
  • Các bộ phận của thai nhi dần hoàn chỉnh: Thai nhi dần phát triển các bộ phận cơ thể và thường sẽ phát triển khá hoàn thiện vào tuần 12 - 13.

>> Tham khảo: Công cụ tính ngày dự sinh chuẩn nhất cho mẹ bầu

Hình ảnh thai 3 tháng đầu

Hình ảnh siêu âm thai nhi 3 tháng đầu

Hình ảnh siêu âm thai nhi 3 tháng đầu (Nguồn: Sưu tầm)

Sự phát triển của thai nhi qua từng tuần như thế nào?

  • Thai 1 tuần tuổithai 2 tuần tuổi: Sự thụ tinh thường diễn ra sau 2 tuần kể từ khi kỳ kinh cuối bắt đầu và ngày dự sinh sẽ được tính sau 40 tuần kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối. Vì thế tuần đầu và tuần thứ 2 thường không hề có sự mang thai nào nhưng vẫn được tính vào thời gian mang thai.
  • Thai 3 tuần tuổi: Đây là thời điểm thụ thai, trứng sau khi được thụ tinh sẽ trở thành hợp tử ở vòi fallop để vào buồng tử cung và tiến hành phân chia để tạo thành phôi dâu.
  • Thai 4 tuần tuổi: Thời điểm này túi phôi phân chia nhanh và bắt đầu ăn sâu vào niêm mạc tử cung để làm tổ.
  • Thai 5 tuần tuổi: Lúc này nồng độ nội tiết tố HCG - hormone HCG (được sản xuất từ túi phôi) bắt đầu tăng nhanh.
  • Thai 6 tuần tuổi: Tuần này thai nhi bắt đầu phát triển nhanh, ống thần kinh ở phía lưng của thai nhi bắt đầu đóng lại. Não và tủy sống của thai nhi phát triển từ ống thần kinh, tim và các cơ quan nội tạng khác cũng bắt đầu hình thành. Các cấu trúc cần thiết cho sự phát triển bộ phận mắt và tai cũng phát triển, các chồi nhỏ (sau này sẽ là thành cánh tay của em bé) cũng xuất hiện. Lúc này thân của thai nhi có hình dạng cong như hình chữ C.
  • Thai 7 tuần tuổi: Ở tuần này, não và mặt của thai nhi phát triển lớn hơn. Những chỗ lõm (sau này sẽ thành mũi của em bé) đã xuất hiện và võng mạc dần bắt đầu hình thành. Những chồi mà sau này trở thành chân của em bé cũng xuất hiện, còn chồi nhỏ (chồi cánh tay) hiện tại có hình dạng như mái chèo.
  • Thai 8 tuần tuổi: Ở tuần này, các ngón tay bắt đầu hình thành, những bộ phần mà sau này trở thành tai và mắt đã có thể nhìn thấy rõ ràng. Môi trên và mũi đã thành hình, cổ và thân bắt đầu duỗi thẳng. Ở cuối tuần thứ 8 của thai kỳ, thai nhi có chiều dài khoảng 16mm.
  • Thai 9 tuần tuổi: Lúc này cánh tay phát triển và khuỷu tay đã xuất hiện. Các ngón chân bắt đầu mọc và mí mắt đã hình thành. Ở cuối tuần thứ 9 của thai kỳ, thai nhi có chiều dài khoảng 23mm.
  • Thai 10 tuần tuổi: Đầu của thai nhi tròn hơn khi bước vào tuần thứ 10 của thai kỳ. Lúc này em bé đã có thể gập khuỷu tay, các ngón chân và ngón tay không còn màng nữ và trở nên dài hơn. Mí mắt và tai ngoài tiếp tục phát triển và dây rốn đã có thể nhìn thấy rõ ràng.
  • Thai 11 tuần tuổi: Ở cuối tuần thứ 11, bộ phận sinh dục ngoài của thai nhi đã phát triển. Song song với lúc này, mặt của thai nhi rộng ra, 2 mắt tách xa nhau và mí mắt nhắm lại, mầm răng bắt đầu xuất hiện. Đặc biệt, lúc này hồng cầu bắt đầu hình thành trong gan của thai nhi. Chiều dài của thai nhi ở tuần thứ 11 khoảng 41mm và nặng khoảng 8g.
  • Thai 12 tuần tuổi: Lúc này móng tay của thai nhi đã dần xuất hiện, khuôn mặt cũng phát triển và rõ ràng hơn. Hệ thống ruột cũng phát triển hơn và thai nhi bắt đầu có những cử động tự thân. Ở tuần thứ 12 của thai kỳ, thai nhi dài khoảng 54mm và nặng khoảng 14g.

Những lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu và thay đổi ở mẹ

Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai

Trong tam cá nguyệt thứ nhất, nhiều mẹ bầu vẫn "chưa có cảm giác đã làm mẹ" nên thường duy trì những thói quen tưởng chừng như vô hại. Tuy nhiên, hãy cẩn trọng trong thời gian này bởi bé yêu lúc này chỉ là một bào thai vô cùng non yếu cần được bảo vệ. Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên tránh các điều sau:

  • Tránh xa bức xạ từ môi trường như sóng điện thoại, wifi hoặc các thiết bị văn phòng như laptop, tablet,...
  • Hạn chế sơn móng tay và thuốc nhuộm tóc: Tuy chưa có nghiên cứu chứng minh về tác hại của các loại hóa chất có trong dụng cụ làm đẹp như sơn móng hay thuốc nhuộm nhưng việc hạn chế tiếp xúc với hóa chất sẽ đảm bảo sức khỏe toàn diện của thai nhi.
  • Hạn chế đi giày gót quá cao hoặc quá nhọn: Giày cao quá 5 phân hoặc giày gót nhọn không được khuyến khích trong giai đoạn này vì có thể dẫn đến việc té vấp, làm tăng nguy cơ sảy thai không mong muốn.
  • Tuyệt đối không tiếp xúc với thuốc lá: Bao gồm cả việc hút thuốc và tiếp xúc trong môi trường khói thuốc. Nhiều trẻ sinh non, gặp khuyết tật bẩm sinh, chậm phát triển... do trong thai kỳ mẹ tiếp xúc thường xuyên với môi trường khói thuốc nồng độ cao.
  • Tránh vận động và các trò chơi cảm giác mạnh: Trong giai đoạn này, mẹ nên tránh làm việc hoặc vận động thể thao quá sức có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Mẹ nên tập những bài tập nhẹ nhàng qua những sách thai giáo hướng dẫn, không nên vác nặng. Đồng thời, tránh xa những trò chơi cảm giác mạnh có thể gây ảnh hưởng gián tiếp đến thai nhi.
  • Hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu: Trong suốt thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ thay đổi và có thể gặp nhiều triệu chứng nhức mỏi. Vì thế, nếu công việc đòi hỏi mẹ bầu phải đứng hoặc ngồi liên tục rất dễ bị đau đầu gối và phù nề nặng hơn. Đồng thời, khi ngồi nên ngồi thẳng, hai chân thư giãn thoải mái, không ngồi vắt chéo chân dễ gây giãn tĩnh mạch ở người mẹ.
  • Không nên tắm quá lâu trong nước nóng: Tắm bồn hay tắm nước nóng là thói quen thư giãn của nhiều mẹ bầu, tuy nhiên, ở giai đoạn này sức đề kháng của mẹ bầu có thể thay đổi dễ gây ra cảm lạnh. Điều này có nguy cơ ảnh hưởng đến bé mẹ nên lưu ý.

>> Tham khảo: Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu khoa học

Mang thai 3 tháng đầu nên lưu ý gì?

Mang thai 3 tháng đầu nên lưu ý gì? (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ bầu hay bị đau bụng trong tam cá nguyệt đầu tiên

Một số mẹ bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên xuất hiện những cơn đau bụng. Những cơn đau này không thường xuyên và ngắt quãng. Nguyên nhân của các cơn đau bụng khi mang thai là do tử cung mẹ bầu to ra. Dây chằng căng khiến mẹ bị đau nhức. Mặc dù rất khó chịu nhưng mẹ bầu không cần lo lắng vì những cơn đau này không gây nguy hại gì.

Cảm giác của mẹ bầu trong 3 tháng đầu ra sao?

Khi ba tháng đầu thai kỳ kết thúc, hầu hết các bà mẹ đều chắc chắn được việc mình đã có thai. Khi xuất hiện các dấu hiệu mang thai đầu tiên sau khi quá trình thụ thai đã thành công như ốm nghén, đau ngực, đi tiểu nhiều... mẹ bầu có thể cảm thấy hơi khó chịu. Tuy nhiên, chỉ sau tam cá nguyệt đầu tiên hầu hết các mẹ bầu đã làm quen với các triệu chứng này và có thể sinh hoạt như bình thường.

Bên cạnh đó, hoàn toàn bình thường nếu mẹ cảm thấy lo lắng về khả năng sảy thai. Tâm lý này hầu như xuất hiện ở những tuần đầu. Đó là lý do tại sao hầu hết các phụ nữ mang thai khi hết tam cá nguyệt đầu tiên sẽ cảm thấy an tâm hơn đôi chút.

>> Tham khảo: Ốm nghén khi mang thai từ tuần thứ mấy?

Vóc dáng của mẹ thay đổi ra sao trong tam cá nguyệt đầu tiên?

Trong giai đoạn này vóc dáng bên ngoài của mẹ chưa có nhiều khác biệt so với trước khi mang thai. Một vài sự thay đổi thường thấy như:

  • Ở tuần thứ 12, tử cung của mẹ bắt đầu nhô ra khỏi khung xương chậu và có nhiều trường hợp sẽ thấy được bụng dưới hơi nhô lên. Tuy nhiên, dấu hiệu này không thực sự rõ ràng ở tất cả mọi người, chỉ đặc biệt rõ hơn ở những ai đã từng sinh con.
  • Ngực của mẹ cũng sẽ to hơn bình thường, do đó hãy chuẩn bị mua những chiếc áo ngực cho mẹ bầu.

Sự phát triển của thai nhi trong tam cá nguyệt đầu tiên

Sự phát triển của thai nhi trong tam cá nguyệt đầu tiên (Nguồn: Sưu tầm)

Tâm lý bà bầu 3 tháng đầu như thế nào?

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bà bầu thường trải qua nhiều thay đổi về tâm lý do sự biến đổi hormone và những thay đổi về cơ thể:

  • Lo lắng và căng thẳng: Nhiều bà bầu lo lắng về sức khỏe của thai nhi, khả năng sảy thai và sự thay đổi trong cuộc sống sắp tới.
  • Thay đổi tâm trạng: Hormone thai kỳ như estrogen và progesterone tăng cao có thể gây ra thay đổi cảm xúc thất thường, từ vui vẻ đến buồn bã.
  • Mệt mỏi và thiếu năng lượng: Cơ thể cần nhiều năng lượng hơn để nuôi dưỡng thai nhi, dễ dẫn đến cảm giác mệt mỏi và thiếu năng lượng.
  • Hứng thú và hạnh phúc: Mặc dù có lo lắng, nhiều bà bầu vẫn cảm thấy vui mừng và háo hức về việc chào đón đứa con đầu lòng.

Trong khi mang thai 3 tháng đầu thì yếu tố tâm lý là một trong những điều quan trọng nhất mà mẹ cần lưu ý. Mẹ cần phải giữ một tinh thần thoải mái nhất, tránh các trường hợp stress, căng thẳng để không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Lịch khám thai 3 tháng đầu mẹ cần nắm rõ

Khám thai vào 3 tháng đầu của thai kỳ là điều mà bạn phải thực hiện vì đây là thời gian để tính tuổi thai, dự đoán ngày dự sinh và thực hiện xét nghiệm sàng lọc phát hiện các nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở trẻ:

  • Lần khám đầu: Mẹ nên khám thai lần đầu khi nào? Mẹ nên đi khám vào tuần thứ 5 - 8 của thai kỳ để xác định tình trạng mang thai. Một số kiểm tra như đo nồng độ hCG, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, siêu âm,... sẽ được thực hiện để dự đoán ngày dự sinh.
  • Lần khám thứ hai: Mẹ nên thực hiện lần khám thai thứ 2 khi thai được 8 tuần tuổi để khám sức khỏe toàn diện.
  • Lần khám thứ ba: Mẹ nên khám thai lần ba vào khoảng tuần 12 - 13 để thực hiện sàng lọc dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Xét nghiệm sàng lọc trong tam cá nguyệt đầu tiên

Xét nghiệm sàng lọc trong 3 tháng đầu thai kỳ là vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu và được thực hiện vào thời điểm giữa tuần 11 và tuần 14. Tuần cuối của tam cá nguyệt thứ nhất (thường rơi vào tuần 10 - 12), việc cực kỳ quan trọng mà mẹ bầu phải làm là siêu âm đo độ mờ da gáy để phát hiện sớm nguy cơ mắc Hội chứng Down. Nếu tiến hành việc này quá muốn thì độ chính xác sẽ không còn. Xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh có thể xác định đúng đến 85% số mẹ bầu có thai nhi mắc hội chứng Down. Có khoảng 5% mẹ bầu bị dương tính giả, tức bé không hề mắc hội chứng này.

>> Tham khảo: Mấy tuần có tim thai? Thời điểm siêu âm và lưu ý

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì?

Mang bầu nên ăn gì? Một chế độ dinh dưỡng bà bầu trong 3 tháng đầu cần chú trọng nâng cao vitamin và khoáng chất, nhất là vitamin B9, chất sắt, canxi. Một vài thực phẩm trong tự nhiên có dồi dào axit folic tốt cho mẹ bầu như các loại hạt óc chó, hanh nhân, bánh mì nâu, đu đủ, bơ, các loại rau xanh,... nên có trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu. Ngoài ra, những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt, cá, trứng,... cũng nên được đưa vào trong chế độ ăn mỗi ngày nhằm giúp cho bé phát triển toàn diện. Điều quan trọng nhất là mọi loại thực phẩm phải được đảm bảo sạch, an toàn, chế biến cẩn thận.

Nên uống gì khi mang thai 3 tháng đầu?

Bạn cũng có thể bổ sung thêm dưỡng chất bằng các loại nước uống:

  • Nước lọc.
  • Trà thảo mộc.
  • Sữa.
  • Nước ép rau củ.
  • Sinh tố.
  • Nước mía.

>> Tham khảo thêm:

Bà bầu 3 tháng đầu nên kiêng ăn gì?

Theo các chuyên gia sản, trong giai đoạn nhạy cảm này, mẹ bầu cũng nên hạn chế những loại thực phẩm như thơm, rau ngót, đu đủ xanh,... có thể gây cản trở cho việc phát triển thai nhi và tăng triệu chứng mang thai khó chịu ở mẹ.

Mọi loại thuốc uống, thực phẩm chức năng hay sữa cho bà bầu trong 3 tháng đầu cần có sự tư vấn của bác sĩ về hàm lượng trước khi sử dụng, kể cả thuốc không kê đơn. Sữa tươi trong giai đoạn này cũng không được khuyến khích vì có thể không đủ dinh dưỡng và tiệt trùng cho mẹ và bé. Mẹ nên chọn sữa bầu tốt được bác sĩ khuyến khích nhằm đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của thai nhi.

Đồng thời, các loại chất kích thích như rượu bia, nước ngọt, cafe, trà,... cũng không được khuyến khích trong giai đoạn mang thai mẹ nên lưu ý.

>> Tham khảo: Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai mẹ NÊN biết

>> Tham khảo thêm về chủ đề vệ sinh trong thai kỳ:

Bí quyết giúp giảm tình trạng ốm nghén khi mang thai 3 tháng đầu

  • Bạn có thể ăn gừng để giảm triệu chứng buồn nôn. Bên cạnh việc ăn sống, nước ép gừng hoặc mứt gừng cũng đem lại kết quả tương tự.
  • Hãy nấu nước lá bạc hà hoặc bổ sung bạc hà vào bữa ăn hàng ngày.
  • Bạn có thể thay thế bạc hà bằng tinh dầu chanh hoặc nước ép chanh cũng mang lại kết quả tốt.
  • Sử dụng các loại gia vị như hồi hương, quế, thì là để giảm tình trạng nôn nghén.
  • Bổ sung thêm vitamin để tăng cường sức khỏe.

>> Tham khảo: Dấu hiệu động thai nguy hiểm và cách xử lý

Những bài tập thể dục tốt nhất cho bà bầu 3 tháng đầu

Một số bài tập thể dục khi mang thai 3 tháng đầu mẹ có thể thực hiện để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé:

  • Đi bộ: Mẹ có thể đi bộ chậm rãi trong nhà hoặc ra ngoài đi dạo, đi chợ, dắt thú cưng đi dạo để tăng cường sức khỏe.
  • Đi bơi: Bơi lội là bộ môn được yêu thích để mẹ thoải mái vận động, tuy nhiên vẫn nên tránh những động tác mạnh.
  • Tập yoga: Những động tác nhẹ nhàng, thoải mái sẽ không gây ảnh hưởng đến bé.

Các bài tập thể dục tốt nhất cho mẹ bầu

Mẹ bầu có thể thực hiện những bài tập nhẹ nhàng (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ nên thai giáo như thế nào trong 3 tháng đầu tiên?

  • Nghe nhạc: Đây là một phương pháp thai giáo được yêu thích sử dụng vì cả mẹ và bé đều có thể thư giãn. Mẹ có thể tham khảo nhạc thai nhi phù hợp.
  • Đọc sách: Bạn có thể đọc cho bé nghe những câu chuyện cổ tích hoặc những quyển sách mà bạn thích. Đây là cơ hội để bạn luyện tập trước khi bé ra đời và trở thành người kể chuyện tuyệt vời nhất đấy!
  • Nói chuyện với bé: Bé có thể nhận ra giọng nói kể cả khi chưa chào đời, nên bạn hãy thường xuyên trò chuyện với bé để làm quen.
  • u yếm, sờ bụng nhẹ nhàng: Tương tác với bé bằng hành động sẽ khiến bé cảm thấy gần gũi với bạn hơn.

>> Tham khảo:

Mang thai 3 tháng đầu chắc hẳn là thời gian mà mẹ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc nhất. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về sự phát triển của thai nhi cũng như những lưu ý để chăm sóc bé khỏe mạnh.

Tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Góc chuyên gia để được giải đáp mọi thắc mắc nhé!

Nguồn tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9699-first-trimester

Mang thai 3 tháng đầu: Quá trình phát triển của thai nhi & Thay đổi ở mẹ

Đối với những mẹ bầu lần đầu mang thai thì khái niệm tam cá nguyệt còn khá mới mẻ. Hiểu biết về tam cá nguyệt giúp mẹ bầu biết được cách tính thai kỳ, nắm được chu kỳ phát triển của thai nhi trong quá trình mang thai giúp con phát triển tốt hơn. Cùng HUGGIES® tìm hiểu thêm về tam cá nguyệt và những lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu cần biết để có một thai kỳ khỏe mạnh dưới đây nhé!

>> Có thể bạn quan tâm:

Tam cá nguyệt là gì?

Thai kỳ của mẹ bầu sẽ được chia thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn đó sẽ tương ứng với một tam cá nguyệt. Nhưng nếu mẹ đặt câu hỏi: “Đâu là điểm khởi đầu của mỗi tam cá nguyệt?”, chắc chắn sẽ nhận được rất nhiều câu trả lời khác nhau. Cách tính đơn giản nhất được áp dụng là phân chia sau mỗi 13 tuần và cộng thêm 1 tuần cuối cùng vào tam cá nguyệt cuối. Trong một giới hạn tương đối để theo dõi thai kỳ của mình chặt chẽ hơn, mẹ có thể sử dụng cách tính dưới đây:

Mẹ có biết:

Giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên là khoảng thời gian mẹ cảm thấy háo hức và tràn ngập niềm vui đúng không nào? Mẹ đừng quên dành thời gian để chuẩn bị những vật dụng cần thiết khi bé ra đời nhé! Tã Huggies Nature Made có bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên, 100% nhập khẩu từ châu u. Đồng thời, sản phẩm còn kết hợp với vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp nâng niu làn da mỏng manh của bé. Thiết kế siêu mỏng nhẹ kèm bề mặt 3D thấm hút nhanh, vượt trội giúp duy trì khô thoáng tới 12 tiếng,... Do tã không chứa hóa chất độc hại, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm lựa chọn tã cho bé mà không còn lo ngại rằng làn da bé nhạy cảm của bé sẽ bị kích ứng. Dòng sản phẩm có kích thước từ NB (sơ sinh), S, M, L, XXL cho đến XXL cực kỳ dễ dàng cho bố mẹ khi chọn mua. Với những ưu điểm vượt trội, Huggies Nature Made là một gợi ý tuyệt vời cho các bé yêu.

Ngoài ra, dòng tã dán Huggies Skin Care Tràm Trà Tự Nhiên mới của thương hiệu Huggies là sản phẩm bỉm, tã đầu tiên có chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, làm dịu làn da mỏng manh của bé, ngăn ngừa bé bị hăm tã. Công nghệ bong bóng 3D giúp khóa ẩm và ngăn thấm ngược đến 99%, đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Tã tràm trà cũng có kích thước từ NB cho tới tận size XXXL cho bé >20kg, mẹ thoải mái lựa chọn nhé.

Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade bảo vệ làn da bé

Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade bảo vệ làn da bé (Nguồn: Huggies)

Dấu hiệu mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu thường gặp

Đối với tháng đầu tiên của thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ có rất nhiều thay đổi diễn ra bên trong báo hiệu mang thai. Khi đó, mẹ cần lưu ý mọi dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện sau lần quan hệ gần nhất. Nhất là đối với những cặp vợ chồng đang mong muốn có con thì việc theo dõi dấu hiệu để xác định mang thai sớm rất quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Một vài dấu hiệu mang thai tuần đầu sớm giúp mẹ xác định sớm được các chuyên gia gợi ý:

  • những thay đổi ở bầu ngựcthay đổi nhũ hoa khi mang thai như: đau, ngứa, tăng độ nhạy cảm ở núm vú và đen sạm ở quầng vú (vùng da xung quanh núm)
  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân là do khối lượng máu cũng như tử cung tăng lên, tạo áp lực lên bàng quang.
  • Cảm giác mệt mỏi khi mang thai thường trực, thiếu năng lượng và hay buồn ngủ. Các bà bầu cũng dễ cảm thấy chóng mặt, nhức đầu bởi sự thay đổi lượng đường trong máu.
  • Biểu hiện ốm nghén, buồn nôn là một trong những triệu chứng mang thai phổ biến nhất. Có đến 85% phụ nữ mang thai ốm nghén trong giai đoạn này. Theo WebMD, ốm nghén là do sự thay đổi hormone trong cơ thể mẹ bầu và có thể kéo dài qua toàn bộ tam cá nguyệt đầu tiên.
  • Tâm trạng buồn rầu và dễ bị kích động. Phụ nữ có thai mau nước mắt hơn so với tính cách bình thường của họ.

Khi có những dấu hiệu trên trong 3 tháng sau lần quan hệ gần nhất, bạn có thể chủ động mua que thử thai để kiểm tra. Nếu kết quả que thử thai 2 vạch mờ hoặc 2 vạch đậm thì bạn hãy chuẩn bị đến khám bác sĩ sản khoa lần đầu để có lời khuyên và sự kiểm tra toàn diện nhất.

Các dấu hiệu mang thai tháng đầu phổ biến nhất

Các dấu hiệu mang thai tháng đầu phổ biến nhất (Nguồn: Sưu tầm)

Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu để tránh sảy thai

Có nhiều nguyên nhân gây sảy thai trong 3 tháng đầu, đặc biệt là trong 13 tuần đầu của thai kỳ. Lý do chủ yếu là do nữ giới không nhận thức được là mình đang mang thai, vì vậy bạn cần rõ các dấu hiệu mang thai sớm để tránh trường hợp đáng tiếc này nhé!

Thai nhi trong 3 tháng đầu vẫn chưa phát triển hoàn thiện và rất yếu ớt, mẹ hãy lưu ý những điều sau để chăm sóc bé đúng cách:

  • Nếu mẹ đã từng sinh con thì hãy chờ khoảng 24 tháng để mang thai bé tiếp theo để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Thời gian mang thai và sinh con càng gần nhau thì tỷ lệ dọa sinh non càng cao.
  • Tránh các hoạt động mạnh như nhảy dây, leo núi, chạy nhảy,...
  • Mẹ hãy thực hiện các môn vận động nhẹ nhàng như tập yoga cho bà bầu, đi bộ, đi bơi,...
  • Tiêm phòng đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ (Lịch tiêm phòng cho bà bầu khi mang thai)
  • Tránh sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,...

>> Tham khảo: Dấu hiệu sảy thai tự nhiên sớm & Dọa sảy thai cần lưu ý

Quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng đầu

Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu

Mang thai tháng đầu tới hết tháng thứ 3, cơ thể mẹ sẽ thay đổi liên tục để tạo môi trường thuận lợi nhất cho thai nhi phát triển. Dưới đây là các dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu do các chuyên gia gợi ý:

  • Bà bầu có triệu chứng ốm nghén.
  • Cân nặng mẹ bầu tăng ổn định qua mỗi tháng.
  • Ngực có sự thay đổi, có cảm giác căng tức.
  • Đường huyết bà bầu ổn định.
  • Kích thước vòng bụng ngày càng lớn thêm.
  • Các chỉ số của thai nhi ổn định qua mỗi đợt khám thai.

>> Xem thêm:

Quá trình phát triển của thai nhi và mẹ qua từng giai đoạn

Quá trình phát triển của thai nhi và mẹ qua từng giai đoạn (Nguồn: Sưu tầm)

Những dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng đầu

Tất nhiên mẹ sẽ mong muốn nhìn thấy những dấu hiệu tốt, nhưng mẹ cũng cần chú ý đến những dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng đầu để kịp thời đưa ra biện pháp:

  • Triệu chứng ốm nghén nặng.
  • Vùng bụng dưới bị đau và chảy máu.
  • Ra khí hư khi mang thai và ngứa âm đạo.
  • Tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt.

>> Tham khảo: Rỉ ối là gì? Nước rỉ ối có màu gì? Dấu hiệu nhận biết rỉ ối và vỡ ối

Vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu

Giai đoạn 3 tháng đầu, thai nhi vẫn chưa còn nhỏ, chưa phát triển hoàn chỉnh nhưng liên tục thay đổi vị trí:

  • Trứng thụ tinh thành công di chuyển vào tử cung làm tổ: Chỉ khi được thụ tinh thành công, trứng mới di chuyển về tử cung để làm tổ trên niêm mạc tử cung, sau đó hợp tử mới phát triển túi thai.
  • Túi phôi dần phát triển thành thai: Túi phôi hình thành 2 nhóm để phát triển thành thai và hình thành các bộ phận phụ để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.
  • Các bộ phận của thai nhi dần hoàn chỉnh: Thai nhi dần phát triển các bộ phận cơ thể và thường sẽ phát triển khá hoàn thiện vào tuần 12 - 13.

>> Tham khảo: Công cụ tính ngày dự sinh chuẩn nhất cho mẹ bầu

Hình ảnh thai 3 tháng đầu

Hình ảnh siêu âm thai nhi 3 tháng đầu

Hình ảnh siêu âm thai nhi 3 tháng đầu (Nguồn: Sưu tầm)

Sự phát triển của thai nhi qua từng tuần như thế nào?

  • Thai 1 tuần tuổithai 2 tuần tuổi: Sự thụ tinh thường diễn ra sau 2 tuần kể từ khi kỳ kinh cuối bắt đầu và ngày dự sinh sẽ được tính sau 40 tuần kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối. Vì thế tuần đầu và tuần thứ 2 thường không hề có sự mang thai nào nhưng vẫn được tính vào thời gian mang thai.
  • Thai 3 tuần tuổi: Đây là thời điểm thụ thai, trứng sau khi được thụ tinh sẽ trở thành hợp tử ở vòi fallop để vào buồng tử cung và tiến hành phân chia để tạo thành phôi dâu.
  • Thai 4 tuần tuổi: Thời điểm này túi phôi phân chia nhanh và bắt đầu ăn sâu vào niêm mạc tử cung để làm tổ.
  • Thai 5 tuần tuổi: Lúc này nồng độ nội tiết tố HCG - hormone HCG (được sản xuất từ túi phôi) bắt đầu tăng nhanh.
  • Thai 6 tuần tuổi: Tuần này thai nhi bắt đầu phát triển nhanh, ống thần kinh ở phía lưng của thai nhi bắt đầu đóng lại. Não và tủy sống của thai nhi phát triển từ ống thần kinh, tim và các cơ quan nội tạng khác cũng bắt đầu hình thành. Các cấu trúc cần thiết cho sự phát triển bộ phận mắt và tai cũng phát triển, các chồi nhỏ (sau này sẽ là thành cánh tay của em bé) cũng xuất hiện. Lúc này thân của thai nhi có hình dạng cong như hình chữ C.
  • Thai 7 tuần tuổi: Ở tuần này, não và mặt của thai nhi phát triển lớn hơn. Những chỗ lõm (sau này sẽ thành mũi của em bé) đã xuất hiện và võng mạc dần bắt đầu hình thành. Những chồi mà sau này trở thành chân của em bé cũng xuất hiện, còn chồi nhỏ (chồi cánh tay) hiện tại có hình dạng như mái chèo.
  • Thai 8 tuần tuổi: Ở tuần này, các ngón tay bắt đầu hình thành, những bộ phần mà sau này trở thành tai và mắt đã có thể nhìn thấy rõ ràng. Môi trên và mũi đã thành hình, cổ và thân bắt đầu duỗi thẳng. Ở cuối tuần thứ 8 của thai kỳ, thai nhi có chiều dài khoảng 16mm.
  • Thai 9 tuần tuổi: Lúc này cánh tay phát triển và khuỷu tay đã xuất hiện. Các ngón chân bắt đầu mọc và mí mắt đã hình thành. Ở cuối tuần thứ 9 của thai kỳ, thai nhi có chiều dài khoảng 23mm.
  • Thai 10 tuần tuổi: Đầu của thai nhi tròn hơn khi bước vào tuần thứ 10 của thai kỳ. Lúc này em bé đã có thể gập khuỷu tay, các ngón chân và ngón tay không còn màng nữ và trở nên dài hơn. Mí mắt và tai ngoài tiếp tục phát triển và dây rốn đã có thể nhìn thấy rõ ràng.
  • Thai 11 tuần tuổi: Ở cuối tuần thứ 11, bộ phận sinh dục ngoài của thai nhi đã phát triển. Song song với lúc này, mặt của thai nhi rộng ra, 2 mắt tách xa nhau và mí mắt nhắm lại, mầm răng bắt đầu xuất hiện. Đặc biệt, lúc này hồng cầu bắt đầu hình thành trong gan của thai nhi. Chiều dài của thai nhi ở tuần thứ 11 khoảng 41mm và nặng khoảng 8g.
  • Thai 12 tuần tuổi: Lúc này móng tay của thai nhi đã dần xuất hiện, khuôn mặt cũng phát triển và rõ ràng hơn. Hệ thống ruột cũng phát triển hơn và thai nhi bắt đầu có những cử động tự thân. Ở tuần thứ 12 của thai kỳ, thai nhi dài khoảng 54mm và nặng khoảng 14g.

Những lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu và thay đổi ở mẹ

Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai

Trong tam cá nguyệt thứ nhất, nhiều mẹ bầu vẫn "chưa có cảm giác đã làm mẹ" nên thường duy trì những thói quen tưởng chừng như vô hại. Tuy nhiên, hãy cẩn trọng trong thời gian này bởi bé yêu lúc này chỉ là một bào thai vô cùng non yếu cần được bảo vệ. Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên tránh các điều sau:

  • Tránh xa bức xạ từ môi trường như sóng điện thoại, wifi hoặc các thiết bị văn phòng như laptop, tablet,...
  • Hạn chế sơn móng tay và thuốc nhuộm tóc: Tuy chưa có nghiên cứu chứng minh về tác hại của các loại hóa chất có trong dụng cụ làm đẹp như sơn móng hay thuốc nhuộm nhưng việc hạn chế tiếp xúc với hóa chất sẽ đảm bảo sức khỏe toàn diện của thai nhi.
  • Hạn chế đi giày gót quá cao hoặc quá nhọn: Giày cao quá 5 phân hoặc giày gót nhọn không được khuyến khích trong giai đoạn này vì có thể dẫn đến việc té vấp, làm tăng nguy cơ sảy thai không mong muốn.
  • Tuyệt đối không tiếp xúc với thuốc lá: Bao gồm cả việc hút thuốc và tiếp xúc trong môi trường khói thuốc. Nhiều trẻ sinh non, gặp khuyết tật bẩm sinh, chậm phát triển... do trong thai kỳ mẹ tiếp xúc thường xuyên với môi trường khói thuốc nồng độ cao.
  • Tránh vận động và các trò chơi cảm giác mạnh: Trong giai đoạn này, mẹ nên tránh làm việc hoặc vận động thể thao quá sức có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Mẹ nên tập những bài tập nhẹ nhàng qua những sách thai giáo hướng dẫn, không nên vác nặng. Đồng thời, tránh xa những trò chơi cảm giác mạnh có thể gây ảnh hưởng gián tiếp đến thai nhi.
  • Hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu: Trong suốt thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ thay đổi và có thể gặp nhiều triệu chứng nhức mỏi. Vì thế, nếu công việc đòi hỏi mẹ bầu phải đứng hoặc ngồi liên tục rất dễ bị đau đầu gối và phù nề nặng hơn. Đồng thời, khi ngồi nên ngồi thẳng, hai chân thư giãn thoải mái, không ngồi vắt chéo chân dễ gây giãn tĩnh mạch ở người mẹ.
  • Không nên tắm quá lâu trong nước nóng: Tắm bồn hay tắm nước nóng là thói quen thư giãn của nhiều mẹ bầu, tuy nhiên, ở giai đoạn này sức đề kháng của mẹ bầu có thể thay đổi dễ gây ra cảm lạnh. Điều này có nguy cơ ảnh hưởng đến bé mẹ nên lưu ý.

>> Tham khảo: Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu khoa học

Mang thai 3 tháng đầu nên lưu ý gì?

Mang thai 3 tháng đầu nên lưu ý gì? (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ bầu hay bị đau bụng trong tam cá nguyệt đầu tiên

Một số mẹ bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên xuất hiện những cơn đau bụng. Những cơn đau này không thường xuyên và ngắt quãng. Nguyên nhân của các cơn đau bụng khi mang thai là do tử cung mẹ bầu to ra. Dây chằng căng khiến mẹ bị đau nhức. Mặc dù rất khó chịu nhưng mẹ bầu không cần lo lắng vì những cơn đau này không gây nguy hại gì.

Cảm giác của mẹ bầu trong 3 tháng đầu ra sao?

Khi ba tháng đầu thai kỳ kết thúc, hầu hết các bà mẹ đều chắc chắn được việc mình đã có thai. Khi xuất hiện các dấu hiệu mang thai đầu tiên sau khi quá trình thụ thai đã thành công như ốm nghén, đau ngực, đi tiểu nhiều... mẹ bầu có thể cảm thấy hơi khó chịu. Tuy nhiên, chỉ sau tam cá nguyệt đầu tiên hầu hết các mẹ bầu đã làm quen với các triệu chứng này và có thể sinh hoạt như bình thường.

Bên cạnh đó, hoàn toàn bình thường nếu mẹ cảm thấy lo lắng về khả năng sảy thai. Tâm lý này hầu như xuất hiện ở những tuần đầu. Đó là lý do tại sao hầu hết các phụ nữ mang thai khi hết tam cá nguyệt đầu tiên sẽ cảm thấy an tâm hơn đôi chút.

>> Tham khảo: Ốm nghén khi mang thai từ tuần thứ mấy?

Vóc dáng của mẹ thay đổi ra sao trong tam cá nguyệt đầu tiên?

Trong giai đoạn này vóc dáng bên ngoài của mẹ chưa có nhiều khác biệt so với trước khi mang thai. Một vài sự thay đổi thường thấy như:

  • Ở tuần thứ 12, tử cung của mẹ bắt đầu nhô ra khỏi khung xương chậu và có nhiều trường hợp sẽ thấy được bụng dưới hơi nhô lên. Tuy nhiên, dấu hiệu này không thực sự rõ ràng ở tất cả mọi người, chỉ đặc biệt rõ hơn ở những ai đã từng sinh con.
  • Ngực của mẹ cũng sẽ to hơn bình thường, do đó hãy chuẩn bị mua những chiếc áo ngực cho mẹ bầu.

Sự phát triển của thai nhi trong tam cá nguyệt đầu tiên

Sự phát triển của thai nhi trong tam cá nguyệt đầu tiên (Nguồn: Sưu tầm)

Tâm lý bà bầu 3 tháng đầu như thế nào?

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bà bầu thường trải qua nhiều thay đổi về tâm lý do sự biến đổi hormone và những thay đổi về cơ thể:

  • Lo lắng và căng thẳng: Nhiều bà bầu lo lắng về sức khỏe của thai nhi, khả năng sảy thai và sự thay đổi trong cuộc sống sắp tới.
  • Thay đổi tâm trạng: Hormone thai kỳ như estrogen và progesterone tăng cao có thể gây ra thay đổi cảm xúc thất thường, từ vui vẻ đến buồn bã.
  • Mệt mỏi và thiếu năng lượng: Cơ thể cần nhiều năng lượng hơn để nuôi dưỡng thai nhi, dễ dẫn đến cảm giác mệt mỏi và thiếu năng lượng.
  • Hứng thú và hạnh phúc: Mặc dù có lo lắng, nhiều bà bầu vẫn cảm thấy vui mừng và háo hức về việc chào đón đứa con đầu lòng.

Trong khi mang thai 3 tháng đầu thì yếu tố tâm lý là một trong những điều quan trọng nhất mà mẹ cần lưu ý. Mẹ cần phải giữ một tinh thần thoải mái nhất, tránh các trường hợp stress, căng thẳng để không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Lịch khám thai 3 tháng đầu mẹ cần nắm rõ

Khám thai vào 3 tháng đầu của thai kỳ là điều mà bạn phải thực hiện vì đây là thời gian để tính tuổi thai, dự đoán ngày dự sinh và thực hiện xét nghiệm sàng lọc phát hiện các nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở trẻ:

  • Lần khám đầu: Mẹ nên khám thai lần đầu khi nào? Mẹ nên đi khám vào tuần thứ 5 - 8 của thai kỳ để xác định tình trạng mang thai. Một số kiểm tra như đo nồng độ hCG, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, siêu âm,... sẽ được thực hiện để dự đoán ngày dự sinh.
  • Lần khám thứ hai: Mẹ nên thực hiện lần khám thai thứ 2 khi thai được 8 tuần tuổi để khám sức khỏe toàn diện.
  • Lần khám thứ ba: Mẹ nên khám thai lần ba vào khoảng tuần 12 - 13 để thực hiện sàng lọc dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Xét nghiệm sàng lọc trong tam cá nguyệt đầu tiên

Xét nghiệm sàng lọc trong 3 tháng đầu thai kỳ là vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu và được thực hiện vào thời điểm giữa tuần 11 và tuần 14. Tuần cuối của tam cá nguyệt thứ nhất (thường rơi vào tuần 10 - 12), việc cực kỳ quan trọng mà mẹ bầu phải làm là siêu âm đo độ mờ da gáy để phát hiện sớm nguy cơ mắc Hội chứng Down. Nếu tiến hành việc này quá muốn thì độ chính xác sẽ không còn. Xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh có thể xác định đúng đến 85% số mẹ bầu có thai nhi mắc hội chứng Down. Có khoảng 5% mẹ bầu bị dương tính giả, tức bé không hề mắc hội chứng này.

>> Tham khảo: Mấy tuần có tim thai? Thời điểm siêu âm và lưu ý

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì?

Mang bầu nên ăn gì? Một chế độ dinh dưỡng bà bầu trong 3 tháng đầu cần chú trọng nâng cao vitamin và khoáng chất, nhất là vitamin B9, chất sắt, canxi. Một vài thực phẩm trong tự nhiên có dồi dào axit folic tốt cho mẹ bầu như các loại hạt óc chó, hanh nhân, bánh mì nâu, đu đủ, bơ, các loại rau xanh,... nên có trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu. Ngoài ra, những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt, cá, trứng,... cũng nên được đưa vào trong chế độ ăn mỗi ngày nhằm giúp cho bé phát triển toàn diện. Điều quan trọng nhất là mọi loại thực phẩm phải được đảm bảo sạch, an toàn, chế biến cẩn thận.

Nên uống gì khi mang thai 3 tháng đầu?

Bạn cũng có thể bổ sung thêm dưỡng chất bằng các loại nước uống:

  • Nước lọc.
  • Trà thảo mộc.
  • Sữa.
  • Nước ép rau củ.
  • Sinh tố.
  • Nước mía.

>> Tham khảo thêm:

Bà bầu 3 tháng đầu nên kiêng ăn gì?

Theo các chuyên gia sản, trong giai đoạn nhạy cảm này, mẹ bầu cũng nên hạn chế những loại thực phẩm như thơm, rau ngót, đu đủ xanh,... có thể gây cản trở cho việc phát triển thai nhi và tăng triệu chứng mang thai khó chịu ở mẹ.

Mọi loại thuốc uống, thực phẩm chức năng hay sữa cho bà bầu trong 3 tháng đầu cần có sự tư vấn của bác sĩ về hàm lượng trước khi sử dụng, kể cả thuốc không kê đơn. Sữa tươi trong giai đoạn này cũng không được khuyến khích vì có thể không đủ dinh dưỡng và tiệt trùng cho mẹ và bé. Mẹ nên chọn sữa bầu tốt được bác sĩ khuyến khích nhằm đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của thai nhi.

Đồng thời, các loại chất kích thích như rượu bia, nước ngọt, cafe, trà,... cũng không được khuyến khích trong giai đoạn mang thai mẹ nên lưu ý.

>> Tham khảo: Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai mẹ NÊN biết

>> Tham khảo thêm về chủ đề vệ sinh trong thai kỳ:

Bí quyết giúp giảm tình trạng ốm nghén khi mang thai 3 tháng đầu

  • Bạn có thể ăn gừng để giảm triệu chứng buồn nôn. Bên cạnh việc ăn sống, nước ép gừng hoặc mứt gừng cũng đem lại kết quả tương tự.
  • Hãy nấu nước lá bạc hà hoặc bổ sung bạc hà vào bữa ăn hàng ngày.
  • Bạn có thể thay thế bạc hà bằng tinh dầu chanh hoặc nước ép chanh cũng mang lại kết quả tốt.
  • Sử dụng các loại gia vị như hồi hương, quế, thì là để giảm tình trạng nôn nghén.
  • Bổ sung thêm vitamin để tăng cường sức khỏe.

>> Tham khảo: Dấu hiệu động thai nguy hiểm và cách xử lý

Những bài tập thể dục tốt nhất cho bà bầu 3 tháng đầu

Một số bài tập thể dục khi mang thai 3 tháng đầu mẹ có thể thực hiện để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé:

  • Đi bộ: Mẹ có thể đi bộ chậm rãi trong nhà hoặc ra ngoài đi dạo, đi chợ, dắt thú cưng đi dạo để tăng cường sức khỏe.
  • Đi bơi: Bơi lội là bộ môn được yêu thích để mẹ thoải mái vận động, tuy nhiên vẫn nên tránh những động tác mạnh.
  • Tập yoga: Những động tác nhẹ nhàng, thoải mái sẽ không gây ảnh hưởng đến bé.

Các bài tập thể dục tốt nhất cho mẹ bầu

Mẹ bầu có thể thực hiện những bài tập nhẹ nhàng (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ nên thai giáo như thế nào trong 3 tháng đầu tiên?

  • Nghe nhạc: Đây là một phương pháp thai giáo được yêu thích sử dụng vì cả mẹ và bé đều có thể thư giãn. Mẹ có thể tham khảo nhạc thai nhi phù hợp.
  • Đọc sách: Bạn có thể đọc cho bé nghe những câu chuyện cổ tích hoặc những quyển sách mà bạn thích. Đây là cơ hội để bạn luyện tập trước khi bé ra đời và trở thành người kể chuyện tuyệt vời nhất đấy!
  • Nói chuyện với bé: Bé có thể nhận ra giọng nói kể cả khi chưa chào đời, nên bạn hãy thường xuyên trò chuyện với bé để làm quen.
  • u yếm, sờ bụng nhẹ nhàng: Tương tác với bé bằng hành động sẽ khiến bé cảm thấy gần gũi với bạn hơn.

>> Tham khảo:

Mang thai 3 tháng đầu chắc hẳn là thời gian mà mẹ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc nhất. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về sự phát triển của thai nhi cũng như những lưu ý để chăm sóc bé khỏe mạnh.

Tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Góc chuyên gia để được giải đáp mọi thắc mắc nhé!

Nguồn tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9699-first-trimester

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;